4 triết lý thâm sâu biết càng sớm đời càng viên mãn: Không tranh, không giành, cứ thuận theo tự nhiên là được

Sớm nắm rõ 4 triết lý thâm sâu này, không tranh, không giành, khát khao vừa đủ, ắt cuộc sống sau này của bạn sẽ viên mãn.

Chi Nguyễn
08:32 30/04/2023 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trang Tử là một tác gia Đạo giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kỳ Chiến quốc, tư tưởng của ông sớm đã thoát tục, tiêu diêu tự tại. Ông sùng bái tự nhiên, hy vọng mọi người cũng có thể thuận theo tự nhiên. Những triết lý của ông, ngàn năm trôi qua rồi vẫn luôn hữu ích cho hậu thế.

Quá thọ không tốt, quá nhiều tiền ắt có hại

Trong cuốn “Trang Tử” viết rằng: “Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đã sự, thọ tắc đa nhục”. Trong khi tất cả mọi người cho rằng nhiều con trai, nhiều của cải, sống càng lâu càng tốt, và đó là phúc khí của một người, thì Trang Tử lại cho rằng tất cả những điều đó đều đại diện cho sự “bất hạnh”.

Bởi lẽ nhiều con trai, ắt phải lo nhiều chuyện, nhiều của cải thị phi cũng nhiều, sống quá thọ cũng chưa chắc đã phải chuyện hay. Chẳng hạn như việc những người già suốt ngày phải nằm liệt giường, không thể động đậy, không lẽ sống như vậy là rất hạnh phúc ư?

Có thể nói, con người ta, không nhất thiết phải theo đuổi trường sinh bất lão hay của cải chất đầy, nắm bắt những điểm này ở mức độ thích hợp, vậy là đủ rồi.

Thuận theo tự nhiên, tuân thủ quy tắc

4-triet-ly-tham-sau-biet-cang-som-doi-cang-vien-man

Trang Tử nói: “Thiên địa dư ngộ tính sinh, nhi vạn vật dư ngộ vi nhất.”

Theo Trang Tử, con người với đất trời là “một thể”, chứ không phải bài trừ lẫn nhau. Tư tưởng này chính là trí tuệ “thiên nhân hợp nhất”. Thiên nhân hợp nhất, thực ra cũng không có gì quá cao siêu, chỉ là muốn con người thuận theo tự nhiên mà sống là được.

Là một người bình thường, chúng ta nên trân quý tài nguyên, bớt lãng phí. Nhưng con người lại xem mình là chủ nhân của thiên nhiên, lợi dụng tài nguyên một cách quá đáng, vậy nên thảm họa thiên nhiên ập tới là điều rất hiển nhiên.

Là một người bình thường, chúng ta ai cũng muốn sống lâu trăm tuổi, đều muốn kiếm nhiều tiền, cứ như vậy mà phụ thuộc vào các loại thực phẩm chức năng, thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể trái với tự nhiên. Để rồi thực phẩm chức năng uống thì nhiều nhưng tình hình sức khỏe lại càng kém hơn; còn những người không chừa thủ đoạn đi kiếm tiền, phải chịu sự trừng phạt của tự nhiên và xã hội.

Làm người, có thể có những mưu cầu nhất định, nhưng đừng quá miễn cưỡng. Đối với sống thọ và của cải, thực ra, chỉ cần thuận theo tự nhiên là được, nên đi bước nào hãy đi bước ấy, đừng cố gắng thay đổi những cái đã là lẽ tự nhiên.

Sống ở đời, “vừa đủ” là tốt nhất

Trang Tử nói, một người, nếu lúc nào cũng chỉ biết làm việc, không biết nghỉ ngơi, các vấn đề về sức khỏe sẽ hình thành, quá hao tổn năng lượng của mình, sau cùng sẽ kiệt quệ cả về sức khỏe vật chất và tinh thần.

Những lời này của Trang Tử là muốn nhắc nhở mọi người rằng, đừng quá lười biếng, nhưng cũng đừng quá lao lực, vừa đủ là tốt nhất. Nhưng rất nhiều người chúng ta lại không muốn “vừa đủ”, nhiều khi cũng không biết đến đâu mới là vừa đủ.

Ham muốn vật chất, danh vọng, cái gì cũng muốn nhanh chóng đạt được, bỏ qua quá trình. Thực ra, thế giới này tồn tại một đạo lý mang tên “vừa đủ”. Nếu cứ luôn muốn nhanh chóng, không tuân theo quy luật của tự nhiên đến cuối cùng người chịu thiệt chỉ có bản thân chúng ta mà thôi.

Ham muốn quá mức, là dấu hiệu của sự suy sụp

4-triet-ly-tham-sau-biet-cang-som-doi-cang-vien-man

Thế nào là bản chất gốc của tự nhiên? Có thể thông qua hình tượng gốc cây để hiểu điều này. Cây có thể phát triển cao lớn, đó là bởi rễ của nó đi sâu trong lòng đất; cũng như sự trưởng thành của một nhà thông thái, bắt nguồn từ nội tâm đơn thuần và giản dị của anh ta.

Cái gọi là bản chất tự nhiên, chính là bản chất gốc của con người ở cuộc đời này, đó chính là cái “tâm” của mỗi người.

Khi một người có quá nhiều ham muốn, luôn theo đuổi những thứ không thực tế, họ sẽ càng ngày càng xa rời cái tự nhiên giản dị, mắc kẹt trong vũng lầy của lòng tham và tội lỗi, không thoát ra được.

Vì sao những người càng muốn sống lâu thì tuổi thọ càng ngắn? Vì sao những người càng muốn kiếm được nhiều tiền nhanh chóng lại càng nghèo? Thậm chí có người còn bất chấp cả những chuẩn mực đạo đức của xã hội chỉ để có được thứ mình mong muốn? Đó là bởi họ bị ham muốn của chính bản thân mình kiểm soát mà đánh mất đi cái bản chất tự nhiên, bản chất tiên thiên vốn có.

Khát khao vừa đủ, có thể thành toàn nên một người. Nhưng ham muốn quá mức lại hoàn toàn có thể hủy hoại một người. Đây chính là chân tướng cuộc sống. Phú quý ra sao, sống lâu bao nhiêu tuổi, cứ thuận theo tự nhiên là được. Rất nhiều khi, khi bạn thuận theo tự nhiên, ngược lại sẽ thu được những kết quả vô cùng bất ngờ.

Tổng hợp

Xem thêm: Tâm là nơi chứa đựng vạn suy tư: Tâm thế nào thì đời thế nấy!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận