Tâm là nơi chứa đựng vạn suy tư: Tâm thế nào thì đời thế nấy!
Nếu nội tâm của một người là chân thành, lương thiện thì xung quanh cũng tràn ngập những tin tức tốt lành. Nếu nội tâm của một người là xấu xa thì tự nhiên các nhân tố ác tính cũng liền theo đến. Vậy nên cổ nhân mới nói "cảnh do tâm sinh".

Tuân Tử từng nói: "Tâm giả, hình chi quân dã, nhi thần minh chi chủ dã". Nghĩa là, tâm là vua của mọi hình tướng, là chủ của thế giới tinh thần trong con người.
Câu này còn có ý tứ rằng, vạn sự vật bên ngoài đều là do tâm nhận thức phản ánh ra. Cái tâm thế nào sẽ chiêu mời điều ấy đến, tâm thiện sẽ chiêu mời điều thiện, tâm ác sẽ chiêu mời điều ác.
Phật gia giảng: "Vật tùy theo tâm mà chuyển, cảnh từ tâm mà tạo ra, hết thảy phiền não đều từ tâm mà sinh". Trong tướng mệnh học cũng viết: "Có tâm mà không có tướng thì tướng sẽ theo tâm mà sinh ra. Có tướng mà không có tâm thì tướng sẽ theo tâm mà biến mất". Tướng ở đây kỳ thực không chỉ là dung mạo bên ngoài của một người mà còn là hoàn cảnh sống của người ấy.

Kinh Lễ cũng viết: "Tâm là nơi chứa đựng hàng vạn suy tư", đó là nơi xuất phát và tồn trữ những suy nghĩ, ưu tư, lo âu của một người. Vậy nên hết thảy phiền muộn hay hạnh phúc của một người đều do tâm thái của người đó quyết định. Hết thảy những khổ đau trong cuộc sống này đều do sự không thỏa mãn trong tâm mà sinh ra. Vậy mới xuất hiện một số người giàu có nhưng cả ngày đều là than thở, đăm chiêu ủ dột. Nhưng lại có một số người lấy khổ làm vui, sống trong cảnh nghèo khó mà vẫn thấy an lạc.
Cảnh vật mà ta nhìn thấy là tốt hay xấu đều có quan hệ mật thiết với tâm tình của mình. Tình cảm của một người nhìn thấy hay cảm nhận thấy là thuận lợi hay khó khăn, là ưu hay khuyết cũng hoàn toàn là do tâm cảnh của người ấy quyết định. Đối mặt với cùng một loại hoàn cảnh, mỗi người khác nhau sẽ có tâm tình và cách lý giải khác nhau. Người thất ý bi quan, sẽ phát ra sự đau khổ, cảm giác mất mát. Người lạc quan sẽ sinh ra một loại cảm giác phấn chấn, hướng về phía trước.
Có câu chuyện kể rằng, một người nông phu khi nhìn thấy con chim đang bay trên trời cao liền chống cái cuốc rồi thở dài và nói: "Nó sống thật là khổ! Suốt ngày bay lượn khắp nơi chỉ vì để tìm một miếng ăn!" Nhưng một cô gái ngồi bên cửa sổ, nhìn thấy con chim lại thảng thốt: "Nó thật là hạnh phúc vì có đôi cánh xinh đẹp, được bay lượn trên bầu trời rộng lớn".
Để tiêu trừ sự chán nản, cải thiện nội tâm thì lương thiện là phương thuốc hữu hiệu nhất. Lương thiện giúp một người nhìn thấy vẻ đẹp trong cuộc sống, thấy ánh sáng của hi vọng. Lương thiện là ánh sáng mặt trời làm tan rã sự thất ý trong tâm linh khiến niềm tin của con người tăng lên gấp nhiều lần.
Một người cao thượng có thể sống một cuộc đời rất bần cùng nhưng tinh thần thì vĩnh viễn giàu có. Bởi vì thiện tâm đã khiến sinh mệnh họ trở nên đầy đủ và sung túc. Hết thảy niềm khoái hoạt và hạnh phúc chân chính trên đời này đều đến từ thiện tâm. Vậy nên cổ nhân mới dạy: "Hành thiện là vui sướng nhất".
Cảnh do tâm sinh ra, khi trong lòng người được khỏa lấp bởi sự khoan dung và từ bi thì tâm tình của người ấy tự nhiên sẽ yên tĩnh và tường hòa. Nhân sinh tốt đẹp chính là phiêu diêu, tự tại. Muốn đạt được cuộc đời ấy, cảnh giới ấy, hãy bắt đầu từ việc tu tâm dưỡng tính.
Xem thêm: Mỗi người là một cái cây to lớn cho những người khác nương tựa
Đọc thêm
Chúng ta không giàu có chỉ vì nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, tình bạn, những giá trị đích thực, gia đình mới khiến chúng ta trở thành người giàu có thực sự.
Sống mấy mươi năm trên cuộc đời này, nếu bạn chọn con đường thiện để đi, phúc báo ắt sẽ đến.
Khi mẹ nằm xuống, chỉ có cậu con trai út túc trực bên linh cữu. Các anh em còn lại thì "bận" tranh nhau tài sản mẹ để lại.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.