Mỗi người là một cái cây to lớn cho những người khác nương tựa
Không cần biết là một người có nhỏ bé đến đâu, người đó vẫn là một cái cây to lớn cho những người khác nương tựa...

Xưa kia có một người đàn ông chẳng làm được điều gì ra hồn, chẳng có tiền, chẳng có quan hệ. Ông ta vô cùng chán nản với bản thân mình. Vào một đêm nọ, ông không còn đủ can đảm để sống tiếp nữa nên đã đi đến bên một vực thẳm để chuẩn bị quyên sinh.
Trước khi nhảy xuống, ông ta khóc nức nở rồi hồi tưởng về tất cả những khổ nạn trong cuộc đời mình. Trên một tảng đá cạnh cái vực có một cái cây nhỏ. Sau khi khi người đàn ông khóc lóc, kể lể về sự chán chường của mình, cái cây cũng khóc theo. Người đàn ông thấy cái cây khóc thì ngạc nhiên vô cùng. Ông ta gạt nước mắt quay lại hỏi:
- Cây cũng khóc hả? Có phải cây cũng chịu đựng nhiều đau khổ như tôi không?

Cái cây đáp:
- Tôi là một cái cây đau khổ nhất trên đời này. Nhìn tôi đây này, tôi sống trên các tảng đá, chỉ toàn là đá khô cằn sắc nhọn, không có đất mà sống và cũng chẳng có nước để uống. Suốt đời tôi ăn chẳng đủ no. Hoàn cảnh đau khổ này làm những cái cành của tôi khô đét, không nảy nở nổi. Vì thế trông tôi rất thảm não từ khi sinh ra cho đến bây giờ. Gốc của tôi rất nông làm cho tôi không đứng vững trước gió và không thể chịu nổi những cơn gió lạnh mùa đông. Trông tôi rất yếu so với những cái cây khác, chết đi còn sướng hơn nhiều".
Nghe vậy, người đàn ông tỏ ra vô cùng thương xót trước hoàn cảnh của cái cây. Ông nói:
- Nếu như vậy thì tại sao cây không kéo thân ra chết chung cho rồi.
Cái cây nói:
- Chết thì dễ lắm. Tuy nhiên, không có bao nhiêu cây mọc trên vực này cả, tôi không thể chết.
Người đàn ông không thể hiểu nổi lý lẽ của cái cây. Ông tỏ ra vô cùng thắc mắc. Thấy vậy, cái cây liền nói:
- Ông có thể thấy có tổ chim trên thân tôi không? Hai con chim vành khuyên làm cái tổ này, chúng đã sống và sinh sôi nảy nở trên thân tôi. Nếu tôi chết đi thì hai con chim này sống ở đâu?
Dường như người đàn ông đã hiểu ra điều gì đó từ câu chuyện của cái cây. Ông ta lùi ra xa vực thẳm và cũng dần quên đi cái ý định quyên sinh.
Sinh ra trên đời, chúng ta không có quyền chọn nơi sinh nhưng chúng ta có quyền chọn lựa cách sống. Bởi bạn không chỉ sống vì mình mà bạn còn là một cái cây to lớn (là chỗ dựa) cho rất nhiều người khác. Sống ở đời, đừng vì một chút khó khăn mà tước đi quyền được sống của mình!
Xem thêm: Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào!
Đọc thêm
Sống mấy mươi năm trên cuộc đời này, nếu bạn chọn con đường thiện để đi, phúc báo ắt sẽ đến.
Khi mẹ nằm xuống, chỉ có cậu con trai út túc trực bên linh cữu. Các anh em còn lại thì "bận" tranh nhau tài sản mẹ để lại.
Làm cha mẹ, thành công nhất là nuôi nấng con cái trở thành đứa trẻ giàu lòng biết ơn. Đó chính là phúc báo lớn nhất của một gia đình.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.