Tết sum vầy và nghệ thuật nói chuyện trong gia đình: Hạnh phúc đơn giản đơn giản lắm!

Tết là dịp để các thế hệ trong một gia đình sum vầy, trò chuyện, chia sẻ chuyện năm cũ, nói về mong ước năm mới. Thế nhưng, một lời chia sẻ không hay có thể phá tan bầu không khí hạnh phúc.

Đỗ Thu Nga
09:12 20/01/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nói chuyện cũng là một bộ môn nghệ thuật, cho nên con người phải nói những lời tốt đẹp với nhau. Nhưng gia đình lại là nơi chúng ta xem nhẹ, thậm chí bỏ qua. Vậy nên, người đời mới nói: Càng xa lạ càng khách sáo lễ phép, càng thân thiết lại càng không kiêng dè, giữ phép. 

Nhất là trong những ngày Tết đến xuân về, gia đình xum vầy đông đúc. Nếu không biết cách nói chuyện có thể khiến cho tình cảm gia đình rạn nứt. Muốn cửa nhà êm ấm, nhất định bạn phải thấu rõ nghệ thuật nói chuyện trong gia đình:

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN TRONG GIA ĐÌNH THỨ NHẤT: ĐỐI VỚI VỢ CHỒNG TÔN TRỌNG QUAN TRỌNG HƠN TRÁCH CỨ

Vợ chồng sống với nhau cả đời, sống càng lâu càng gần gũi, càng không kiêng cữ ngữ khí, thái độ khi nói chuyệnVốn muốn bày tỏ sự quan tâm, nhưng lời ra khỏi miệng lại thành sự oán trách, chỉ trích và chê bai khiến đối phương tổn thương.

Giữa vợ chồng, dù chỉ là vấn đề nhỏ cũng có thể biến thành cái gai ghim vào lòng người, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Bởi vậy, tu khẩu là bí quyết để vợ chồng muôn đời hạnh phúc. 

Tet-sum-vay-va-nghe-thuat-noi-chuyen-trong-gia-dinh-7

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN TRONG GIA ĐÌNH THỨ NHẤT: ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ KHÍCH LỆ QUAN TRỌNG HƠN ĐẢ KÍCH

Nghệ thuật nói chuyện trong gia đình thứ 2 chính là: Đối với rẻ nhỏ, khích lệ hơn đả kích. Điều này đã từng được nhắc đến trong sách của Tiến sĩ tâm lý học  Susan Forward: "Trẻ con không hề phân biệt được sự thật và lời nói đùa, chúng chỉ tin tưởng những gì bố mẹ nói với chúng và biến những lời đó thành quan điểm của bản thân".

Lựa chọn cách "giáo dục" đả kích sẽ khiến con trẻ sản sinh những tư tưởng tiêu cực. Những đứa trẻ thường xuyên bị đả kích sẽ có tâm lý tự ti, rơi vào tình cảnh chối bỏ hoặc hoài nghi chính bản thân mình. Đả kích thường xuyên từ cha mẹ không tạo thành thương tổn rõ ràng ngay lập tức, mà giống như một cây kim, suốt thời gian dài lúc nào cũng chích vào lòng con cái.

Vậy cách tốt nhất là thường xuyên khích lệ con cái sẽ tạo thành ám chỉ tích cực, cổ vũ con cái. Như thế chúng sẽ ngày càng bộc lộ các biểu hiện xuất sắc, tự tin sống mỗi ngày. 

Trong tâm lý học, có một khái niệm được gọi là "Hiệu ứng Pygmalion". Hiệu ứng này chỉ ra rằng, một người thường xuyên được ca ngợi sẽ cảm thấy có sự ủng hộ của xã hội, cảm thấy bản thân có giá trị và luôn cố gắng hết sức để tiến bộ không ngừng.

Hay có thể nói, khen ngợi và tin tưởng có thể làm thay đổi hành vi của một người.

NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN TRONG GIA ĐÌNH: ĐỐI VỚI CHA MẸ, KÍNH TRỌNG QUAN TRỌNG HƠN PHÀN NÀN

Cha mẹ dù không cho chúng ta tất cả nhưng những thứ họ trao cho chúng tag chắc chắn là thứ tốt nhất. Cho dù nghèo đói hay giàu có, cha mẹ đều hi sinh tất cả vì con cái.

Dù là ngày Tết đến xuân về, dù là những ngày bình thường, hãy trân trọng từng giây từng phút khi còn được nói chuyện với bố mẹ. Hãy dành cho họ những lời kính trọng hơn là những lời phàn nàn họ chậm chạp, họ sống không sạch sẽ...

Hiếu thuận với cha mẹ, đơn giản bắt đầu từ chính nghệ thuật nói chuyện của con cái. Bạn có thể đứng từ góc độ của cha mẹ để hiểu được sự lo lắng của họ, trấn an họ. Hãy học cách nói chuyện tử tế với cha mẹ, tỉnh táo mà không lạnh nhạt, kiên định mà không cứng nhắc.

Xem thêm: Hạnh phúc sinh ra trong đau khổ đau khổ giấu mình trong hạnh phúc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận