Vì sao người xưa dặn "con rể và con gái đại kỵ đi tảo mộ tiết Thanh Minh"?

Người xưa nói rằng, vào ngày lễ thanh minh con rể và con gái không nên đi tảo mộ, điều này có đúng không?

Đỗ Thu Nga
14:00 01/04/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tết Thanh Minh là một ngày lễ Tết thể hiện “Đạo lý uống nước nhớ nguồn”, lòng thành kính đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Mang đậm nét thiêng liêng phong tục truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam vào ngày này những người con xa quê đều sắp xếp về tảo mộ tổ tiên mình.

Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Vào ngày lễ này con cháu cùng nhau kéo về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.

Năm 2024 Tết Thanh Minh rơi vào thứ năm ngày mùng 4/4/2024 (26/2/2024 Âm lịch).

Tại sao Tổ tiên nói: 'Con rể và con gái đại kỵ đi tảo mộ tiết Thanh Minh'?

Người xưa cho rằng dâu con rể khách, con gái lấy chồng là con người ta thế nên con rể và con gái là người ngoài không nên đi tảo mộ.

Con rể thời xưa rất "khách sáo" với gia đình nhà vợ, thậm chí có người bao năm không tới nhà vợ. Người xưa nói rể là khách mà khách thì không tham gia sâu vào việc nhà. Việc tảo mộ thanh minh được xem là việc nhà quan trọng thể hiện vai trò của xuất đinh, tức nam nhân trong dòng họ gia đình. Do đó những người con trai mới có trách nhiệm tảo mộ ông bà tổ tiên, cũng thể hiện vai trò nối dõi tông đường. Chỉ gia đình nào không sinh được con trai thì con rể mới được thay phần cúng kiếng.

nguoi-xua-dan-con-re-va-con-gai-dai-ky-di-tao-mo-tiet-thanh-minh

Thời xưa chuyện con trai gái nặng nề, thậm chí không có con trai nối dõi còn bị coi là sự mất phúc lớn, gia đình tuyệt tự, con cái bất hiếu vì không sinh được con trai. Việc hương hỏa trong quan niệm xưa rất quan trọng và chỉ nam nhân mới được thực hiện còn con gái con rể thì không. Bởi thế con rể đi tảo mộ nhà vợ tức hàm ý gia đình mất phúc không có con trai nên con rể làm thay, như vậy là mất phước của nhà vợ.

Còn con gái khi đã đi lấy chồng là thuộc về nhà chồng, không còn là con của mình nữa. Người xưa cho rằng sống là người nhà chồng chết là ma nhà chồng, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Thế nên việc con gái về tảo mộ coi như người ngoài đi tảo mộ. Người xưa lễ nghĩa rất kỵ người ngoài đi tảo mộ.

Vì thế con gái về tảo mộ nhà đẻ sẽ bị coi là mang vận xui về nhà chồng và là xúc phạm gia đình nhà đẻ. Thế nên trong quan điểm của người xưa thì con gái con rể có về nhà vợ vào ngày tảo mộ cũng chỉ đứng ngoài quan sát không tham gia vào hoạt động cúng tế.

Việc tảo mộ là tưởng nhớ người đã khuất, thể hiện tấm lòng thương nhớ, biết ơn. Thế nên ngày nay nhiều dòng họ gia đình coi như lần đi tảo mộ là lần giới thiệu con rể, con dâu với người thân đã quá cố, và là một lần nhắc cho con cháu biết ông bà tổ tiên là những ai,mộ phần ở đâu để còn biết ra thắp hương thờ cúng.

Vì thế tảo mộ vẫn là hoạt động được duy trì để tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Dịp tảo mộ thanh minh cũng là dịp các dòng họ họp mặt,gia đình gặp gỡ để biết rõ họ hàng, dòng tộc. Do đó ngày nay quan niệm tảo mộ cũng đã khác, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cởi bỏ, nên việc con rể con gái về tảo mộ không kiêng kỵ mà còn là việc nên làm, nhất là với những chàng rể mới.

Việc kiêng kỵ đó đã không còn hợp lý với bây giờ. Tuy nhiên việc cúng kiếng hương hỏa vẫn phải do trưởng nam phụ trách. Thế nên con rể hay con gái về tảo mộ chỉ là cùng tham gia không chủ trì lễ thắp hương, ngoại trừ gia đình không có con trai hoặc con trai còn quá nhỏ chưa đảm trách được nhiệm vụ.

Xem thêm: Người xưa dặn: "Có ba bóng râm vào nhà, con cháu không yên ổn"

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận