Người xưa dặn: "Mua đậu phụ chọn miếng ngoài rìa, tìm cô dâu chọn nàng thứ ba"
Người xưa có một câu: "Mua đậu phụ chọn miếng ngoài rìa, tìm cô dâu chọn nàng thứ ba”. Ý nghĩa của câu này là gì? Sau khi kết hôn, bạn sẽ tự hiểu.

“Mua đậu phụ chọn miếng ngoài rìa”
Rất nhiều người thích ăn các sản phẩm từ đậu nành, đặc biệt là món đậu phụ. Có thể nói đây là một món ăn thường thấy trên bàn ăn của mọi gia đình. Khi mua đậu phụ, chúng ta đều biết rằng thông thường thì người bán sẽ lấy một khối đậu phụ to, sau đó cắt thành từng miếng để bán. Vì vậy có hai lựa chọn khi mua đậu phụ, một là chọn miếng ở rìa, hai là chọn miếng ở giữa. Vậy lựa chọn nào sẽ tốt hơn?
Trong quá khứ có một câu nói: “mua đậu phụ chọn miếng ngoài rìa”, nghĩa là việc chọn miếng ngoài rìa khi mua đậu phụ thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Thời xưa, cuộc sống của người dân rất khó khăn, miếng đậu phụ giá rẻ và thơm ngon, hầu như ai cũng thích. Miếng đậu phụ ở rìa thường được ép chặt hơn, ít nước hơn miếng ở giữa, vì vậy các bà nội trợ khôn ngoan sẽ chọn miếng đậu phụ ở rìa, còn những gia đình giàu có không quan tâm đến vấn đề này, họ chọn miếng ở giữa vì đậu phụ ở giữa thường mềm và ngon hơn.
“Tìm cô dâu chọn nàng thứ ba”
Câu này nghĩa là khi muốn chọn vợ thì nên lấy cô em gái thứ ba trong gia đình. Ví dụ, trong một gia đình có ba chị em gái thì nên lấy cô em út làm vợ.
Tại sao lại có cách nói như vậy? Xã hội truyền thống thời xưa không giống như thời hiện đại. Ngày nay hầu hết các gia đình chỉ có 1 – 2 người con, một số gia đình thậm chí còn không sinh con. Thế nhưng người xưa lại tin rằng “đông con nhiều phúc”, vì vậy việc có ba người con trở lên không phải là hiếm.

Sau khi sinh thêm nhiều con, các bậc phụ huynh không thể tránh khỏi sự thiên vị. Thường thì họ sẽ thương đứa lớn nhất và cưng chiều đứa nhỏ nhất, đứa trẻ ở giữa thường ít được quan tâm hơn hoặc phải chịu nhiều thiệt thòi hơn.
Vì vậy, nếu cưới người con gái út làm vợ thì bố mẹ vợ sẽ tỏ ra thiện cảm và quý trọng chàng rể hơn. Ngoài ra, đối với những người có tật tính toán, nếu họ gả con gái thứ ba trong nhà thì sẽ nhận được của hồi môn nhiều nhất. Vì thế mà dần dần có câu “tìm cô dâu chọn nàng thứ ba”.
Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm truyền thống và không nhất thiết là đúng. Từ trước đến nay, người ta vẫn luôn nói rằng việc lấy vợ cần phải chọn người hiền lành, thông minh. Nhưng cô em thứ ba trong gia đình thông thường được yêu thương nhiều nên sẽ có tính cách mạnh mẽ, quen sống trong sự sung sướng, sau khi lấy chồng chưa chắc đã là người vợ, người mẹ tốt.
Vì vậy, câu nói “mua đậu phụ chọn miếng ngoài rìa, tìm cô dâu chọn nàng thứ ba” cũng cần được nhìn nhận từ góc độ phản biện, chọn người phù hợp với bản thân mới là sự lựa chọn tốt nhất.
Xem thêm: Vì sao người xưa dặn "không chôn mười ngôi mộ, con cháu sẽ thịnh vượng"?
Đọc thêm
Theo phong thủy, bàn uống nước của gia đình không nên để những đồ vật này kẻo gây hại cho tài lộc của gia chủ.
Người xưa cho rằng, dù bạn giỏi đến mấy thì chắc chắn cũng sẽ có người giỏi hơn. Vì thế đừng vội tự mãn.
“Con rể lên giường, nhà tan cửa nát” - người xưa muốn truyền đạt kinh nghiệm gì cho con cháu?
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.