Dương thiện hưởng tiếng thơm ở đời, âm đức hưởng phúc báo từ trời

Đức là ngọn nguồn của hết thảy phúc báo ở đời, nhưng tích đức thế nào thì không phải ai cũng biết.

Đỗ Thu Nga
08:00 01/05/2023 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người xưa nói, phàm là hành thiện mà được người biết đến tức là "dương thiện". Hành thiện mà người khác không biết đến tức là "âm đức". Với những người tu đạo Phật, tất cả giáo lý của Đức Phật đều tựu chung về cụm từ "tích đức - hành thiện". Người sống có đức, trời ắt lưu tâm. 

"Dương thiện hưởng tiếng thơm trên đời, âm đức được hưởng phúc báo từ trời" - Mỗi ngày làm một việc thiện vốn không khó, cái khó nằm ở chỗ hành thiện nhưng không cầu phúc báo, không cần lưu danh, làm việc tốt không đòi công lao. Đó là nguyên lý tích đức mà nhà Phật đề cao. 

Dưới đây là những việc tích đức mà không phải ai cũng biết. Bạn chỉ cần làm được một việc dưới đây cũng xem là phúc báo rất lớn: 

Năng kết thiện duyên

Duyên chính là quan hệ giữa người với người. Thiện duyên tức là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Điều này lợi cho mình, ích cho người. Cho dù phải kết thiện duyên, tránh xa ác duyên, đây cũng là một trong những phương thức tích phúc báo tốt nhất.

Phật gia nói rằng, thiện duyên giống như một chuyến đò ngang của sinh mệnh, chỉ cần những ngwươi fnanwg kết thiện duyên rộng rãi thì mới có thể ngồi trên chuyến đò đến tương lai tươi đẹp.

Một người bình thường sẽ vất vả và cũng phải trải qua trăm ngàn khó khăn mới có thể đạt được mục tiêu của đời mình,  nhưng năng kết thiện duyên thì có thể dễ dàng đạt được hơn.

Phật gia có câu chuyện như sau: Một là Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử đi truyền pháp, hóa duyên đến cạnh một con sông lớn. Ngài hỏi các đồ đệ rằng: “Có một khối đá tảng rộng ba thước vuông, đặt ở trên nước mà không bị chìm, trái lại còn có thể đi qua sông. Tảng đá ấy cũng không bị ướt. Các con có thể nói cho ta biết, rốt cuộc nguyên nhân là vì sao không?”

Duong-thien-huong-tieng-thom-o-doi-am-duc-huong-phuc-bao-tu-troi-0

Các đệ tử trầm tư sjuy nghĩ, không ai nói ra được đạo lý đó. Cuối cùng, họ không còn cách nào đành thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni.

Ngài đáp: “Đạo lý này rất đơn giản. Đó là do tảng đá ấy có thiện duyên. Thiện duyên của tảng đá là gì? Chính là chiếc đò. Tảng đá đặt trên đò mà xuôi qua sông, nên bản thân nó không tự nhiên bị chìm xuống, cũng không bị ẩm ướt.

Con người trên thế gian cũng là như thế, chỉ có gặp được thiện duyên mới có thể có được lợi ích, có được điều tốt đẹp, mới có thể làm thành việc tốt, mới có thể trở thành người tốt! 

Nếu không thì chỉ có thể làm chuyện xấu, trở thành ác nhân. Cho nên, con người sống trên đời, nên lựa chọn cho mình một người thầy tốt, kết giao một số bạn bè tốt, đây cũng chính là thiện duyên của con người".

Mọi ý niệm đều dẫn đến nhân quả báo ứng, là tốt là xấu tùy thuộc vào hành động và tu hành của mỗi ngươi. Càng nhiều ý niệm, ngôn ngữ hay hành động thiện lành thì càng nhiều âm đức được tích cóp lại. Đồng thời, bạn cũng sẽ cóp nhặt được càng nhiều thiện duyên.

Tin vào nhân quả

Chư Phật Bồ Tát xuất hiện ở thế gian thuần thiện vô ác nhưng vẫn không thể rời khỏi chân lý của luật nhân - quả. Cho nên, Phật pháp mới nói: "Vạn pháp giai không, nhân quả bất không".

Trước hết cần phải nói rằng, hiện có rất nhiều người học Phật hiểu lầm chữ "không". "Không" trong Đạo Phật khác hẳn chữ "không" ở ngoài đời. "Không" ở ngoài đời có nghĩa là không có, "không" trong Đạo Phật ý nói ngay nơi sự vật đang hiện hữu vốn không có bản chất thật sự, chỉ do nhiều thứ kết hợp lại với nhau mà thành. Vạn vật vốn không có thật nhưng chúng ta chấp là thật có, cho nên Đức PHật đã nói "không" để phá cái tâm chấp niệm. "Nhân quả bất không" - Nhân quả vì sao bất không?

Trong quá trình chuyển biến, nhân biến thành quả, quả lại biến thành nhân; nhân quả vĩnh viễn tuần hoàn, vĩnh viễn luân chuyển. Đó chính là nhân quả bất không.

Những nghiệp nhân quả báo, kiết hung, họa phước trên đời cũng luôn tuần hoàn, tiếp nối không dừng. 

Duong-thien-huong-tieng-thom-o-doi-am-duc-huong-phuc-bao-tu-troi-5

Mỗi một người tạo nghiệp là "nhân", chịu báo ứng là "quả". Khi chịu báo ứng, người đó lại tiếp tục tạo nghiệp, vĩnh viễn luân chuyển, vĩnh viễn tuần hoàn.

Phật gia dạy rằng: Chúng ta đều phải tu thiện tích đức, cố gắng kiểm soát bản thân để không sinh ra ác niệm, càng không nên làm tổn thương người khác, không vi phạm luân thường đạo lý.

Còn nếu như tạo ác quả, báo ứng sẽ giáng xuống không thể tránh khỏi, kéo dài từ đời này qua đời khác.

Quả báo thông cả ba đời: có hiện đời, nhân thiện - ác trong đời này đã tạo thì ngay trong đời này có được quả thiện - ác báo ứng, đây gọi là hiện báo. 

Cũng có những nghiệp thiện - ác trong đời này chúng ta đã làm, ngay trong đời này không có quả báo mà quả báo lại đến trong đời sau kiếp sau, việc này trong Phật pháp gọi là sanh báo. Bạn trong đời sau sẽ gặp cái quả báo này. 

Còn có một loại những nghiệp thiện - ác trong đời này đã làm, đến đời sau cũng chưa có quả báo mà phải đợi đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc giả là đến ngàn vạn kiếp sau, hoặc giả là vô lượng kiếp sau gặp được duyên thì quả báo này mới hiện hành, đây đều gọi là hậu báo. 

Nhân - quả thông cả ba đời, tạo tác nhân nghiệp thì nhất định có quả báo. Nếu như nói tạo tác nhân nghiệp mà không có quả báo vậy thì trên lý nói không thông mà trên sự cũng nói không thông, nhất định sẽ có quả báo. 

Do đó khởi tâm động niệm của chúng ta lời nói việc làm không thể không cẩn trọng.

Hiếu kính với cha mẹ

Cổ ngữ nói "bách thiện hiếu vi tiên", nghĩa là trong trăm cái thiện thì hiếu kính cha mẹ đứng hàng đầu. Hành thiện tích đức, trước hết là hiếu kính với cha mẹ. Cha mẹ được ví như phúc điền lớn nhất thế gian. Hiếu kính với cha mẹ là đạo lý hiển nhiên của con người. Đó không chỉ là bổn phận mà còn là cách bồi đắp phúc báo cho bản thân.

Phật giáo dạy, nếu có thể hiếu kính cha mẹ, làm cha mẹ vui lòng, phúc đức là vô tận. Hiếu kính với cha mẹ chính là một hành động tích đức lớn nhất trên đời. Một người làm được việc làm tích âm đức thứ ba này sẽ đạt được 4 loại phúc báo: Là người đường hoàng, sung túc giàu có, tam an vô bệnh, trường thọ an khang.

Có thể tưởng tượng một cách đơn giản hơn: Một người sinh ra và lớn lên trong một gia đình hòa thuận hạnh phúc, tâm trạng mỗi ngày đều vui vẻ thoải mái. 

Duong-thien-huong-tieng-thom-o-doi-am-duc-huong-phuc-bao-tu-troi-3

Tâm thái cũng vì vậy mà khoan hậu hiền hòa, đối nhân xử sự cũng sẽ khéo léo, không câu nệ toan tính. Phúc báo tự nhiên cũng đến cuồn cuộn không ngừng.

Bậc làm cha mẹ nên trở thành tấm gương sáng cho con cái, thân là con thì phải coi việc hiếu kính cha mẹ là nghĩa vụ và trách nhiệm hàng đầu. Đây chính là một trong những việc làm tích âm đức trực tiếp nhất mà ai cũng nên ghi nhớ.

Xem thêm: Mỗi người là một cái cây to lớn cho những người khác nương tựa

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận