Đi qua bão giông -  Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Dù mẹ chưa một lần nói ra chuyện cha phản bội, nhưng tôi đã lớn lên mà âm thầm tự hiểu điều này. Tôi khi ấy không thấu được nỗi đau của mẹ và cho rằng điều đó vốn chỉ là một rắc rối hôn nhân giản đơn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cha tôi vốn đào hoa, ông nói chuyện duyên dáng nên đi đâu cũng rộn ràng và được mọi người yêu mến, nể trọng. Nhưng cũng vì thế mà ông có không ít phụ nữ vây quanh. Những năm học cấp II, tôi lờ mờ nhận ra cha tôi có người đàn bà khác. 

Tôi nhớ một đêm mình thức giấc, đi xuống nhà dưới thì thấy mẹ đang ngồi khóc bên bếp lửa. Mẹ cầm chiếc que củi cứ di đi di lại trên sàn nhà, nhìn lửa cháy và nồi cơm rượu đang bắc trên bếp trong vô hồn. 

Thấy tôi, mẹ giật mình, quệt vội nước mắt rồi bảo tôi lên nhà ngủ. Tôi cũng nhớ một ngày mình đi chợ với mẹ thì thấy mẹ cầm một chiếc đòn gánh đứng trước quán phở, cãi nhau tay đôi với cô chủ quán và nếu không bị những người xung quanh ngăn lại, mẹ đã lao vào đánh nhau…

Dù mẹ chưa một lần nói ra chuyện cha phản bội, nhưng tôi đã lớn lên mà âm thầm tự hiểu điều này. Tôi khi ấy không thấu được nỗi đau của mẹ và cho rằng điều đó vốn chỉ là một rắc rối hôn nhân giản đơn. 

Và rồi, lần thứ nhất phát hiện ra chồng mình tương tư cô bạn đồng nghiệp, tôi đã biết rắc rối của mẹ thật khủng khiếp. Chỉ là một cơn say nắng của chồng thôi, nhưng tôi giãy giụa, làm um sùm mọi chuyện. Tôi gọi điện về cho hai bên gia đình để đòi ly hôn. Mẹ gửi cho tôi lá thư tay đầu tiên trong đời, nhắc cho tôi về hạnh phúc của ba đứa con thơ tôi sinh ra, nói tôi nghe về những điểm tốt của chồng tôi và dặn tôi rằng nếu tha thứ được thì trước hết là tha thứ cho chính mình. 

di-qua-bao-giong-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac-9

Tôi khóc giàn giụa khi đọc những dòng mẹ viết. Tôi chọn ở lại, nhưng bên trong lòng vẫn là một vết thương đang mưng mủ và cần được chăm sóc. Ba năm sau đó, một lần nữa tôi lại suy sụp khi biết chồng mình vẫn nhắn tin qua lại với cô gái năm xưa. Có nghĩa là những gì anh hứa hẹn với tôi, đau đớn của tôi và những bữa cơm chan nước mắt của các con - với anh không là gì cả. 

Vết thương những tưởng sắp lành lại của tôi lại bục chỉ. Tôi lần này đã hóa thành một con “sư tử” để lao vào anh cắn xé. Tôi biết rõ một sự thật rằng chồng mình đã có một hồng nhan tri kỷ. Nhưng tôi không cách nào “tiêu hóa” được sự thật đó. Nhiều ngày dài, tôi cứ như một người đang tự giết mình.

Những trận cãi cọ, những lần con cái khiếp đảm vì chứng kiến hình dáng điên rồ của mẹ, những đêm khuya chỉ biết nằm khóc… 

Khoảnh khắc thấy mình không thở được nữa, tôi mới hiểu được nỗi đau của mẹ. Mà có lẽ, mẹ còn đau hơn tôi gấp trăm ngàn lần.

Ngày ấy, cha tôi ngoại tình, vũ phu và ham chơi. Ông có công việc nhưng cũng chỉ kiếm đủ cho những cuộc nhậu nhẹt, bài bạc. Một mình mẹ tôi chạy chợ sớm chiều, tất tả hết đằng đông lại sang đằng tây, nuôi ba anh em tôi nên người. Tôi đã tự hỏi mẹ lấy đâu ra sức mạnh để có thể nén nỗi đau lại, vượt qua nghịch cảnh để âm thầm vươn lên. Mẹ đã làm nên ngày hôm nay khi các con lớn lên thành người tử tế, luôn hiếu kính với mẹ và cha.

Chồng tôi là người đàn ông tốt, anh vừa là trụ cột kiếm tiền trong gia đình, tối về làm việc nhà, dạy con học. Thế nhưng tôi luôn chưa thấy đủ. Bao nhiêu năm trời, tôi loay hoay với cuộc sống, với những cơn ghen tuông và không ngừng đòi hỏi. Tôi cũng lao đi tìm những câu trả lời từ người ngoài mà quên đi việc nhìn vào cuộc đời của mẹ để làm bài học phấn đấu. 

Mới ngày nào, tôi là hy vọng của mẹ khi học giỏi nhất trong ba đứa con, được mẹ đầu tư và chiều chuộng. Có lẽ, tôi cũng đã từng là ánh sao sáng để mẹ nhìn vào trong những ngày đen tối nhất. Nhưng cuối cùng, tôi đã làm gì với chính mình? Để nay trở thành một người phụ nữ 35 tuổi suốt ngày chỉ biết chợ búa, cơm nước, chờ đợi tình cảm của chồng và lấy thành tích học hành của con làm lẽ sống. 

Nhìn mình trong gương, tôi tự hỏi liệu mình có muốn trở thành người như bây giờ hay liệu đứa con như tôi có xứng đáng với ngần ấy nỗ lực của mẹ? Rồi sau này, các con sẽ nhìn vào tôi như thế nào để biết học cách yêu? 

Mẹ luôn nói đời các con học hành, hiểu biết nhiều hơn thì phải sáng suốt và sống hạnh phúc hơn mẹ. Nhưng tôi cứ mãi chạy theo những chuẩn mực lớn lao mà quên mất rằng sự sáng suốt có khi chỉ cần đo bằng việc nỗ lực để đi qua tháng ngày một cách bình yên nhất.

Không giãy giụa nữa, tôi sẽ bắt đầu lại với trang mới cuộc đời mình một cách thông thái. Bao dung với người cũng chính là bao dung với mình, để có thể đi qua bão giông như cách mẹ đã từng. 

Xem thêm: Cháu nội - cháu ngoại, xa thương gần thường

Đọc thêm

Dù con cái ra sức “ghép đôi” nhưng chỉ đến khi làm xong việc quan trọng, người cha già mới có bạn gái.

Cha cũng có quyền yêu - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Biết là so sánh nào cũng đều khập khiễng người âm thầm hi sinh, như hoa quỳnh lặng lẽ tỏa hương.

Bà Ngoại - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Đường đời tùy theo tâm mà lay chuyển, chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào trí lực của chúng ta. Khi bạn tích cực, cuộc sống sẽ tràn đầy tình yêu; khi bạn tiêu cực, cuộc sống sẽ ngập trong thù ghét.

Đừng đổ nước vào giày - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận


Bài mới

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 10 giờ trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 14 giờ trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đề xuất