Vì sao người xưa nói "đầu giường dựa 2 vách, con cháu đau ốm hoạn nạn quanh năm"?
Theo người xưa, đầu giường ngủ không được dựa vào 2 vách để tránh phạm phải đại kỵ phong thủy ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giường ngủ là nơi gắn bó trực tiếp tới mỗi người. Việc thiết kế phòng ngủ và giường ngủ có liên quan lớn tới sức khỏe, vận mệnh của mỗi người. Các cụ xưa nói rằng, giường ngủ tuyệt đối không được dựa vào 2 vách này kẻo gây hại cho cả gia đình.
Đầu giường không dựa vào cửa sổ
Thứ nhất không nên kê đầu giường sát vào cửa sổ. Bởi như thế sẽ tạo ra cảm giác bất an, thiếu an toàn, làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, từ thời ngày xưa, cửa sổ thường thô sơ, cơ bản là cửa gỗ chống ồn rất kém, ngủ mà hướng đầu ra sẽ khiến bạn bị mất giấc. Chưa kể, vào những ngày mưa gió bão bùng, cửa sổ gỗ có thể bị hắt, không đảm bảo để kê giường ngủ.

Mặc dù ngày nay, nhà xây đàng hoàng, cửa sổ cũng được làm kín đáo, vững chắc hơn, nhưng người ta cũng rất ít khi kê giường cạnh cửa sổ. Thay vào đó, gia chủ sẽ lựa chọn những vị trí hợp lý hơn để không phải lăn tăn điều gì.
Thứ hai đầu giường ngủ không dựa vào nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh chính là nơi bẩn thỉu, xú uế nhất trong nhà. Ngày xưa các cụ thường làm nhà vệ sinh ở xa nhà, đứng riêng rẽ. Tuy nhiên ngày nay nhà xây, nhà vệ sinh thường khép kín. Thế nhưng về mặt phong thủy, đây vẫn là nơi hôi hám, bẩn thỉu. Nếu kê giường ngủ hướng vào nhà vệ sinh sẽ gây hại cho sức khỏe, tài vận, dễ sinh bệnh tật.
Xem thêm: Người xưa nói: "3 bộ quần áo không vào nhà, gia đình thịnh vượng"
Đọc thêm
"Chọn vợ như chọn cây, chọn chồng như chọn giống" không còn xa lạ với chúng ta nhưng không phải ai cũng chú ý đến nó một cách đúng đắn và coi nó như một lời khuyên trong hôn nhân.
Không cần tốn kém chi tiền mua vật phẩm phong thủy đắt tiền, chỉ cần đưa 3 âm thanh này vào nhà giúp không gian phong thủy trở nên tốt lành hơn.
Trong phong thủy, dừa cảnh, cam, chanh, quất, vạn niên là những cây trồng thu hút tài lộc, trồng trước nhà hay sau nhà đều tốt.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.