Cổ nhân nói: "Đại trí nhược ngu" là một loại cảnh giới cao thượng

Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.

Đỗ Thu Nga
5 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một người quân tử dù đi đến đâu cũng sẽ khiến cho hoàn cảnh xung quanh mình trở nên tốt đẹp, khiến cho người khác kính trọng và học tập, và những gì không tốt phải rời xa. Tuy nhiên, Đức và Trí tuệ dường như là hai điều hoàn toàn khác biệt và có mối liên quan không mấy rõ ràng. Chúng ta thường coi Đức như là một thứ vô hình thuộc về tinh thần, trong khi Trí tuệ lại là điều có thể đạt được thông qua quá trình học tập kiến thức từ thầy cô và sách vở. Hôm nay, xin mời các bạn cùng tôi đàm luận đôi điều về chủ đề này nhé.

“Quân tử” vốn là một hình mẫu lí tưởng trong văn hóa truyền thống, nên có rất nhiều khía cạnh tốt đẹp mà chúng ta có thể nghiên cứu và phân tích. Trong đó, trí tuệ của quân tử là một đặc điểm hết sức thú vị, và có lẽ sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều người sống trong thời hiện đại.

Ngày nay, chúng ta thường nhận thức về “Trí” như là vốn kiến thức của một người, chúng ta coi người thông minh, có trí tuệ là người học nhiều, tiếp thu được nhiều tri thức và có thể vận dụng những tri thức ấy vào trong công việc và cuộc sống, tạo nên nguồn thu nhập cao giúp cho bản thân họ và gia đình có được cuộc sống sung túc về vật chất, hoặc sáng tạo ra những điều mới lạ và hiện đại để phục vụ cho xã hội. “Trí” chủ yếu dùng để nói về tri thức và sự thông minh.

Tuy nhiên, cổ nhân lại có câu “Đại trí nhược ngu”, bậc đại trí giống như ngu dốt, những người thông minh tuyệt đỉnh lại có bề ngoài chất phác hiền lành. “Trí” trong quá khứ cũng không phải chỉ nói về thông minh sáng tạo, mà là nhấn mạnh vào khả năng phân biệt đúng sai. Cổ nhân coi người biết phân biệt rõ điều đúng đắn, phù hợp với đạo nghĩa mới là người trí tuệ thực sự. Vậy thì điều này có phải trái ngược hẳn với quan niệm thời nay hay không?

co-nhan-noi-dai-tri-nhuoc-ngu-la-mot-loai-canh-gioi-cao-thuong-8

Thực ra không có gì trái ngược cả, đó chỉ là một góc nhìn khác dành cho Trí tuệ của con người mà thôi. Dù trong quá khứ hay thời hiện đại, con người cũng nên học tập thật chăm chỉ, không ngừng bồi dưỡng tri thức cho bản thân để trở thành người hiểu biết hơn mỗi ngày. Hiện nay cha mẹ đều mong con cái có thể vào đại học, có thể học cao hơn nữa và trở thành người tài năng hơn nữa, đây là mong nguyện rất chính đáng, bởi con cái là hi vọng của cha mẹ. Việc khuyến học và quý trọng những người có tri thức trong các thời kì đều tương tự như nhau.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta có thể thấy rất nhiều tấm gương hiếu học điển hình, như Chu Mãi Thần nghèo khó phải làm nghề gánh củi mưu sinh, nhưng trên đường đi gánh củi ông vẫn chăm chỉ đọc thuộc bài học trong sách. Thời Xuân Thu Chiến Quốc còn có vị nhạc sư tên là Sư Khoáng, đã khuyên vua Tấn hãy học tập thật chăm chỉ, đừng nghĩ mình đã già mà không học nữa. Sư Khoáng nói với Tấn Bình Công rằng: “Hạ thần nghe nói, thuở thiếu thời hiếu học, tựa như mặt trời mới lên, dương khí sung túc; khi tráng niên hiếu học, tựa như nắng chiếu giữa trưa, chói chang nóng bỏng; khi tuổi già hiếu học, tựa như ánh sáng ngọn nến. Ánh sáng ngọn nến mặc dù không bì kịp ánh sáng mặt trời, nhưng trong bóng tối mà đi, so với có nến thì cái nào tốt hơn ạ?” Quan điểm của ông thể hiện tinh thần hiếu học, “Sống đến già – học đến già” của cổ nhân, và lời nói của ông rất thiện lương, hoàn toàn là vì người khác. Đây chính là một hình mẫu tiêu biểu của người trí thức trong quan niệm truyền thống: Có kiến thức sâu rộng và có tấm lòng nhân ái thiện lương.

Tuy rằng tinh thần học tập nâng cao tri thức dường như mỗi thời đều như nhau, nhưng mục đích của học tập trong quá khứ lại rõ ràng hơn cả, đó là học tập để tu dưỡng bản thân và giúp đỡ người khác. Hai yếu tố này luôn đi cùng nhau, không thể tách rời. Vậy nên, trí tuệ của người xưa được đánh giá cao ở chỗ họ biết nhìn nhận đúng sai, lựa chọn con đường đúng, tránh xa những điều sai trái, chứ không phải ở chỗ họ học cao bao nhiêu. Đương nhiên, xét từ góc độ ngược lại thì người có tri thức, có hiểu biết nhờ chăm chỉ học tập mới có khả năng phân biệt đúng sai.

Vậy tại sao việc chọn con đường đúng lại quan trọng hơn cả? Bởi vì văn hoá truyền thống coi trọng cái Thiện, mục đích của giáo dục là để bồi dưỡng nên những người lương thiện. Nếu trong tâm chỉ chứa đựng những suy nghĩ thiện lương thì người ta mới có thể thực sự nghĩ đến người khác và sử dụng tri thức, trí tuệ của mình để làm việc tốt, giúp đỡ người khác, còn người không chú ý tu dưỡng đạo đức và phẩm chất lương thiện thì khi có được tri thức sẽ dễ áp dụng vào những việc sai trái.

Có thể thấy rằng tinh thần giáo dục của người xưa thật sự rất sâu sắc và đặt con người làm yếu tố trung tâm. Quý vị có đồng cảm với con đường giáo dục này không? Hãy để lại bình luận để chia sẻ những quan điểm của mình với Vạn Điều Hay, quý vị nhé. Cảm ơn sự đồng hành của quý vị và xin hẹn gặp lại trong các chủ đề tiếp theo.

Xem thêm: Cổ nhân dạy cách nuôi con: "Con trai dưỡng ba khí, con gái dưỡng 3 dung", lớn lên ắt thành tài

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận