Cổ nhân dặn: Kẻ đại trí "2 không hỏi, 3 không tranh"

Sống ở đời phải cố gắng biến mình thành người thông minh đại trí. Để làm được điều đó phải nhớ "2 không hỏi, 3 không tranh".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trung Quốc lịch sử văn minh mấy ngàn năm, người cổ đại Trung Quốc cũng đã để lại rất nhiều tục ngữ, thành ngữ răn dạy người đời sau, đến nay vẫn còn rất nhiều câu tục ngữ có giá trị thiết thực. Ví dụ như Khổng Tử từng nói: “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư”, ý nói những người xung quanh chúng ta đều có ưu điểm của riêng mình, ắt sẽ có ít nhất một người trở thành thầy của chúng ta, ít nhiều gì họ cũng sẽ dạy chúng ta điều gì đó. Chúng ta cần phát hiện và học tập những ưu điểm của người khác, còn những khuyết điểm của người khác, nếu chúng ta có thì hãy sửa, không thì cần tránh.

Chẳng bông hoa nào nở hai lần, con người chẳng ai quay lại thời niên thiếu, cùng với thời gian và tuổi tác, con người thường cảm thán thời gian trôi qua quá nhanh, trong vô thức đã già rồi. Thời còn trẻ, cơ hội để mắc sai lầm thì có nhiều, có thể hăng hái xung phong, cho dù có vấp ngã thì cũng vẫn có thể bắt đầu lại từ đầu. Nhưng khi bước vào tuổi trung niên, sức lực đã không còn như trước, ổn định trở thành mục tiêu theo đuổi của nhiều người, vậy lúc này cần giao tiếp, ứng xử như thế nào với người khác đây? Người Trung Quốc cổ đại có câu: “Người thông minh thực sự, 2 không hỏi, 3 không tranh” rốt cuộc có nghĩa là gì?

Đầu tiên là “2 không hỏi”

Không hỏi đời tư của người khác

Cái gọi là đời tư, tức là những việc không muốn để người khác biết, là bí mật cất giấu trong lòng bao gồm thu nhập, đời sống tình cảm, kế hoạch trong tương lai,… Người bình thường ai cũng có lòng hiếu kỳ, thích nghe ngóng hỏi chuyện riêng tư của những người xung quanh, ví dụ khi nói chuyện với bạn bè thường hỏi lương họ bao nhiêu, bây giờ có bao nhiêu tiền tiết kiệm, những câu hỏi như này thực sự khiến người ta phản cảm. Cho dù mối quan hệ có tốt đến mấy thì cũng cần phải phân biệt rõ thân phận của bản thân, cái gì không nên hỏi thì đừng hỏi, nếu không thì sẽ dễ đắc tội người khác.

co-nhan-dan-ke-dai-tri-2-khong-hoi-3-khong-tranh-0

Đối với những người độc thân mà tuổi đã khá cao, điều họ sợ nhất chính là dịp Tết đến xuân về, vì khi ấy họ sẽ phải đối mặt với việc bị giục cưới của bố mẹ, họ hàng. Bố mẹ giục lấy chồng lấy vợ thì cũng dễ hiểu, vì họ thực sự quan tâm tới chuyện chung thân đại sự của con mình, nhưng cách làm của những người họ hàng hay hàng xóm lại thực sự khiến người ta thấy đau đầu. Cứ gặp là lại bắt đầu hỏi có người yêu chưa, bao giờ lấy chồng/ lấy vợ, lương tháng bao nhiêu, thưởng Tết nhiều không,… Bề ngoài nhìn như có vẻ quan tâm nhưng thực chất lại đang chờ để cười chê bạn. Vì thế, đừng hỏi về đời tư của người khác, quản lý tốt cái miệng của mình.

Không hỏi chuyện nhà người khác

Người ta thường nói: “Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Nhìn một gia đình có vẻ như rất hoàn thuận, hạnh phúc thì cũng sẽ có đôi chút mâu thuẫn, ví dụ như quan hệ mẹ chồng nàng dâu không được hòa hợp cho lắm, vấn đề giáo dục con cái không ổn. Đừng dùng cái cớ “người trong cuộc là người không thông suốt” để chĩa mũi vào chuyện nhà người khác, cho dù là đối với người khác hay đối với mình thì cũng đều chẳng có lợi ích gì. Vợ chồng nhà người ta cãi nhau, có thể khuyên can một vài điều, nhưng đừng mù quáng chỉ trích điều gì trong khi không biết rõ ngọn ngành câu chuyện.

Có một số người rất thích lo chuyện bao đồng, thấy người ta cãi nhau thì nhanh chóng chạy tới khuyên can, cũng có thể vốn dĩ là có ý tốt, nhưng cách làm lại không đúng. Lại chỉ phiến diện nghe một bên mà phán định bên kia sai, để rồi tự cho mình tư cách đứng trên bục cao của đạo đức bắt đầu phê bình, chỉ trích bên mà mình cho là mắc lỗi kia. Cho dù là bạn làm đúng thì bạn cũng chưa chắc đã nhận được lời cảm ơn, chỉ hoàn toàn phí công vô ích mà thôi. Ngộ nhỡ làm đổ bể, khiến mâu thuẫn nhà người ta càng kịch liệt hơn thì chắc chắn sẽ bị người khác oán trách, làm ơn mắc oán. Thế nên tốt nhất đừng can thiệp.

Tiếp đến là “3 không tranh”

Không tranh giành đúng sai

Làm người hành sự cần phải có nguyên tắc, khi không động tới nguyên tắc thì cố gắng không so đo tính toán. Là người trưởng thành đã có tư tưởng chín chắn, bạn phải hiểu một đạo lý là rất nhiều việc không phải chỉ có hai khả năng hoặc trắng hoặc đen, cũng không có điều gì là tuyệt đối đúng hay sai, chỉ là góc độ nhìn nhận vấn đề khác nhau mà thôi. Nếu như việc gì cũng cần phải tranh luận đúng sai, không những khiến bản thân mệt mỏi, mà còn trở thành “kẻ cãi cùn” trong mắt người khác. Con người sống “hồ đồ” một chút cũng chẳng có gì không tốt cả.

co-nhan-dan-ke-dai-tri-2-khong-hoi-3-khong-tranh-9

Không tranh giành thể diện

Từ xưa tới nay, con người thường rất chú trọng thể diện. Khi có việc cần cầu xin nhờ vả người khác thì luôn cảm thấy người ta không cho mình thể diện. Khi nghe thấy người khác nói khuyết điểm của bản thân, trong lòng sẽ cảm thấy không vui, thậm chí là còn kiếm chuyện với họ. Thực ra, cách tốt nhất là hãy tự kiểm điểm lại chính mình, xem xem rốt cuộc có những khuyết điểm này hay không, chứ không phải là đi tranh cãi để lấy thể diện. Thể diện thực sự không phải là người khác cho mình, cũng không phải là giành lại được nhờ sự ngang ngược vô lý, mà là bản thân trở nên tài giỏi, xuất sắc rồi mới có thể thực sự nhận được sự công nhận của người khác.

Không tranh giành được mất

Con người tới tuổi trung niên nên nhìn thấu hiện thực cuộc sống, càng cần phải xem nhẹ được và mất. Những người quá so đo tính toán được mất rất khó có thể làm một người rộng lượng được. Từ đó cũng sẽ không thể có được sự yên lòng, thanh thản. Cho dù là làm việc gì, cố hết sức là được, cho dù kết quả có không được như ý muốn thì cũng đừng canh cánh trong lòng, bởi dù gì bản thân cũng đã từng cố gắng rồi, chẳng có gì để hối tiếc cả. Thứ gì thuộc về bạn thì sớm muộn gì cũng là của bạn, thứ gì không thuộc về bạn thì có níu giữ cũng chẳng níu giữ nổi.

Đời người giống như một chuyến tàu, ai cũng biết điểm cuối của mình ở đâu, vì thế hãy cố gắng để tâm tư thoải mái. Cố gắng làm một người thông minh, “2 không hỏi, 3 không tranh”, sống tốt cuộc đời của chính mình, hạnh phúc mới có thể đến được.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: Chớ chiều lòng kẻ không biết điều, đừng rộng lượng với người vô ơn

Đọc thêm

Gặp cảnh khốn cùng, có người nhẫn nhịn vượt qua, có người phóng túng đánh mất bản thân. Hai cách đối đãi ấy thể hiện 2 cảnh giới tu dưỡng đạo đức khác nhau, ấy là sự phân biệt giữa quân tử và người thường.

Cổ nhân tôn sùng người quân tử, bởi gặp cảnh khốn cùng vẫn giữ đức hạnh
0 Bình luận

Mạnh Tử nói: "Nhân chi hoạn, tại hảo nhân vi sư". Có nghĩa là, tật xấu của con người là thích làm thầy người khác. 

Lời cổ nhân nghìn năm vẫn đáng: Tật xấu của con người là thích làm thầy người khác
0 Bình luận

Hi vọng những câu nói hàm chứa triết lý nhân sinh của các bậc cổ nhân sẽ hữu ích cho cuộc đời của các bạn.

Thụ ích vô tận với 10 câu nói đại trí huệ của cổ nhân
0 Bình luận


Bài mới

Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đề xuất