Chuyện về ba chàng trai viết cổ tích ở Hà thành: Dựng mái ấm cho các cụ già vô gia cư

Ba chàng trai ấy cùng đi làm thêm để thuê nhà, chăm sóc các cụ già vô gia cư tại Hà Nội một cách chân thành và chu đáo. Họ đã viết lên một câu chuyện rất đẹp...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ngôi nhà màu hồng

Một buổi chiều thu Hà Nội, tôi đến thăm tổ ấm của người vô gia cư nằm trong con ngõ nhỏ trên phố Âu Cơ, phường Quảng An, quận Tây Hồ do 3 bạn trẻ Lê Thanh Hải (SN 2000, giáo viên dạy thể dục cho trẻ em), Lê Minh Sơn (SN 2002, sinh viên) và Nguyễn Vương Anh (SN 2002, sinh viên) lập nên.

Đó là nơi ở của 3 cụ Nguyễn Văn Phương (94 tuổi, quê Nam Định), Nguyễn Bá Thành (70 tuổi, quê Hải Dương) và cụ Đặng Thế Ất Quý (72 tuổi, quê Hà Nội). Tôi hơi giật mình trước ngôi nhà cấp 4, rộng hơn 50m2, được sơn màu hồng - màu của hạnh phúc, màu của tình yêu, màu chủ đạo trong những chuyện/những phim cổ tích. Khuôn viên căn nhà sạch sẽ, phía trước còn có một khoảnh sân để các cụ trồng rau mỗi khi rảnh rỗi.

Vừa rót ly nước mời tôi, Hải, một trong ba thành viên của nhóm chia sẻ, em mới ra Hà Nội lập nghiệp được vài năm. Khi mới chân ướt, chân ráo ra Thủ đô, em muốn làm quen đường sá, khám phá các địa điểm nổi tiếng của Hà Nội, nên cứ có thời gian rỗi là dạo phố, trải nghiệm cuộc sống mới. Trong một lần đi qua khu vực Tòa án Nhân dân tối cao lúc 23 giờ, đường phố vắng tanh giữa cái lạnh thấu xương, Hải phát hiện một cụ ông co ro trong chiếc chăn rách nát, người run lẩy bẩy theo từng cơn gió rít ở góc vườn hoa, bên cạnh là chiếc xe đạp cũ kỹ với đủ thứ đồ đạc lỉnh kỉnh. “Hình ảnh ông cụ gầy gò, gương mặt nhem nhuốc, dựa vào góc ghế để ngủ khiến em ám ảnh cả ngày hôm sau. Em tự nhủ, mình phải làm gì đó để giúp đỡ họ ngay”, Hải cho hay.

chuyen-ve-ba-chang-trai-viet-co-tich-o-ha-thanh-0
Sống trong “tổ ấm” khang trang, sức khỏe và tinh thần các cụ được nâng cao

Hải quay trở lại địa điểm cũ ngay ngày hôm sau để gặp người đàn ông đó. Ông là Nguyễn Bá Thành - người đàn ông quê Hải Dương hiền hậu nay đang ngồi trước mặt chúng tôi đây. Hải kể tiếp, hôm đó, em trò chuyện với cụ Thành hồi lâu về hoàn cảnh, về công việc và cả nguyên nhân khiến ông ra “nông nỗi” này. Hải xúc động lắm, chưa biết giúp cụ ra sao nhưng vẫn mạnh dạn tuyên bố: “Ông chờ cháu, trước Tết, cháu đón ông về nhà!”.

Trở về nhà, Hải chia sẻ câu chuyện với Minh Sơn, Vương Anh. Cả ba đều ở cái độ tuổi mà theo cách gọi hiện nay là thế hệ Z hay Gen Z - thế hệ lớn lên với máy tính và internet (thường được hiểu là sau năm 1995 đến khoảng năm 2015). Hải đưa Minh Sơn, Vương Anh đến gặp cụ Thành và những người vô gia cư trên đường phố Hà Nội. Thế rồi, ba trái tim mẫn cảm cùng nhau lập nhóm “Hà Nội chung tay”. Việc đầu tiên các em làm là góp tiền tìm thuê một căn nhà sạch sẽ, ấm cúng, sơn sửa lại để đón người vô gia cư về ở.

Ông Thành đang ngồi cạnh đó góp chuyện: “Lúc đó, trong tiết trời lạnh cóng những tháng cuối đông Hà Nội, thấy bạn trẻ đến tâm sự, động viên, tôi cũng thấy vui. Khi cậu Hải nói mời tôi về ở cùng, tôi nghĩ cậu ấy chỉ đùa thôi. Một anh chàng chân ướt chân ráo ra Hà Nội lấy đâu tiền cưu mang tôi. Nhưng rồi vào những ngày người dân Hà Nội tất bật chuẩn bị đón Tết, cậu ấy đến đón tôi về ngôi nhà này thật…”.

Thức dậy cứ tưởng còn mơ

Khi có một mái ấm để đi về, có những người bạn già trò chuyện, chăm sóc nhau mỗi khi “trái gió, trở trời” các cụ như được tiếp thêm năng lượng để sống vui, sống khỏe. “Các cháu tuổi còn trẻ nhưng có tình thương bao la với những hoàn cảnh khó khăn như chúng tôi, chăm lo cho chúng tôi như người thân thật là quý hóa. Sau mỗi ngày đi làm, chúng tôi lại được về với ngôi nhà sạch sẽ này, có nước nóng để tắm, được ăn những bữa cơm cùng nhau rất ấm cúng, rồi được ngủ trên đệm êm. Nói thật, nhiều hôm tỉnh dậy cứ tưởng mình đang nằm mơ”, cụ Phương cho hay.

Tuy các cụ tuổi đã cao, nhưng hàng ngày vẫn ra phố bán hàng, tối mới về nhà cơm nước, nghỉ ngơi. Cụ Quý kể chuyện đời mình: “Cách đây 20 năm, để có tiền chữa bệnh cho vợ, tôi đành bán đi căn nhà của vợ chồng. Tiền hết thì bà ấy cũng ra đi mãi mãi, để tôi một mình lang thang kiếm sống, đêm đến, ngủ luôn trên phố”.

Ông Đỗ Ngọc Long, Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An, Tây Hồ cho biết, các bạn trẻ tổ chức cho các cụ vô gia cư về sinh sống tại đây rất bài bản, chân thành. Phường đã cử cán bộ đến xác định nhân thân, hướng dẫn các bạn thực hiện một số thủ tục pháp lý và các biện pháp an ninh, tránh tình trạng một số đối tượng xấu lợi dụng quấy phá, ảnh hưởng đến cuộc sống các cụ.

Theo các thành viên của “Hà Nội chung tay”, trên phố có nhiều cụ hàng đêm nằm trên vỉa hè, nhưng họ không phải là người vô gia cư. Họ có nhà cửa con cái, nhưng việc ngồi ở trên phố như là một nghề kiếm sống. Vì thế, trước khi đón các cụ về, các em phải tìm hiểu rất kỹ về hoàn cảnh, nguyện vọng của các cụ. “Như cụ Phương, khi em gặp, cụ phải sống bên lối đi của con thuyền bỏ hoang ngoài sông Hồng. Nhìn bát cơm cụ bưng trên tay, em không cầm được nước mắt. Đó không phải là suất cơm bình dân em thường thấy mà là một bát hổ lốn với đủ các loại rau, dưa, cá… lẫn lộn ai đó cho. Nhìn cảnh đó, em quyết định thuyết phục mời cụ về ở cùng”, Minh Sơn tâm sự.

chuyen-ve-ba-chang-trai-viet-co-tich-o-ha-thanh-7
Các cụ trồng rau mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi

Toàn bộ số tiền thuê nhà 7 triệu đồng/tháng, tiền điện nước đều do 3 em đóng góp. Thi thoảng, các em còn mua gạo, thức ăn thêm cho các cụ. Toàn bộ chi phí được trích từ tiền lương hàng tháng của Hải, tiền làm thêm ngoài giờ học của Sơn và Vương Anh. Thời gian gần đây, các em được một số mạnh thường quân hỗ trợ, nhưng vẫn không đủ, các em vẫn phải làm thêm để bù vào.

Căn nhà “Hà Nội chung tay” được dựng lên bởi tình yêu thương với mong muốn các cụ có một mái nhà “đúng nghĩa” để nghỉ ngơi ngon giấc sau một ngày dài mưu sinh vất vả trên phố. Hải nói, dù còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhóm sẽ cố gắng duy trì để một ngày không xa, sẽ càng ít đi những phận đời phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” đúng như thông điệp mà nhóm muốn lan tỏa: “Mang mái ấm đến cho người vô gia cư”.

Cuối cuộc trò chuyện, các em có những băn khoăn. Đó là, các cụ giờ đã già, vòng quay sinh lão bệnh tử rồi cũng đến lượt, khi đến sẽ xử lý ra sao? “Chúng em đang cần một luật sư tư vấn về mặt pháp lý để “danh chính ngôn thuận” lo cho các cụ. Mặt khác, các cụ cũng được làm giấy tờ tạm vắng, tạm trú theo quy định pháp luật”, Vương Anh cho hay.

(Theo Tiền phong)

Xem thêm: 9x Hòa Bình: Từ người điều hành dự án cứu hộ chó mèo đến thầy dạy bơi 0 đồng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tuy chân đi tập tễnh nhưng suốt 5 năm qua, ngày nào Lưu cũng nhận được tin nhắn từ ai đó nhờ giúp đỡ một cảnh đời nào đó. Và thế là Lưu lại lên đường...

Lưu chân giả và hành trình rong ruổi cùng tấm lòng thiện nguyện
0 Bình luận

Dù mang trong mình di chứng chất độc màu da cam nhưng chị Thủy vẫn tự lực cánh sinh, kiếm tiền nuôi sống bản thân và giúp đỡ những người khó khăn.

Đời phi thường của người khuyết tật sống tử tế: Bán trứng mưu sinh, dành tiền giúp người nghèo
0 Bình luận

Không chỉ chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, Tổ thuốc Nam chùa Linh Hòa (Bảo Lộc, Đồng Nai) còn tham gia nhiều hoạt động xã hội nhân đạo khác. 

Tổ thuốc Nam chùa Linh Hòa: Gần 50 năm chữa bệnh từ thiện vì cộng đồng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Từ bản nghèo không biết chữ bố mẹ nuôi con tốt nghiệp thủ khoa đại học

Không phụ sự mong mỏi của bố mẹ, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Hải An
Hải An 8 giờ trước
“Vua mìn” Trịnh Tố Tâm: “Hùm xám đèo Hải Vân” gieo rắc nỗi kinh hoàng cho địch với 53 lần được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Bill Gates rớt top 10 tỷ phú giàu nhất hành tinh chỉ vì… làm từ thiện

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Mẹ Việt Nam Anh Hùng Ngô Thị Lang hơn nửa thế kỷ khóc tìm con: “Để con đi thì tôi dễ mất con, nhưng giữ con lại thì mất nước”

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Ấm lòng nam tài xế chở khách đi cấp cứu chẳng màng tiền bạc

Vợ bị dị ứng đến mức khó thở, ngất xỉu, anh Quang hoảng hốt gọi xe chở vợ đến viện cấp cứu. May mắn vợ chồng anh gặp được một nam tài xế tử tế, không chỉ nhanh chóng chở đến viện mà còn tận tình hỏi thăm, không màng tiền bạc.

Thanh Tú
Thanh Tú 4 ngày trước
109 bức thư và mối tình vượt qua khói lửa chiến tranh: 'Đêm nay anh sẽ không trở về và cả cuộc đời anh sớm hiến dâng cho Tổ quốc'

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 03/07
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 01/07
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất