Chuyện của má, để má tính - Câu chuyện nhân văn sâu sắc

Cả tuổi trẻ, ba đi với người khác, nay về già, ba cần người chăm lo mới tìm đến má. Chúng tôi không trách ba, nhưng không có nghĩa là không biết, không giận.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cuối tuần về thăm má, mới tới đầu làng, tôi đã nghe người ta to nhỏ: “Về mừng ba hả nhỏ?”.

Ba nào? Từ ngày tôi còn trong bụng, ba đã bỏ má con tôi theo người khác. Trước khi đi, ba còn lấy cái xe đạp là phương tiện và tài sản duy nhất của gia đình, má năn nỉ xin ba để lại cái xe để má chở con cái, chở rau cám cho heo nhưng ba tàn nhẫn hất má ra. Nghe nói khi đó suýt nữa thì tôi không còn cơ hội chào đời.

Đó là tôi nghe người làng kể lại, từ mỗi người một chút mà biết chuyện ba sống tệ, chứ má chưa một lần kể xấu ba. Những khi chị em tôi ra ngoài nghe người ta nói, về hỏi má, má chỉ nhỏ nhẹ: “Xấu tốt gì cũng là ba, giờ ba có ở với mình nữa đâu mà hờn giận chi cho nặng bụng”. Chúng tôi thấy má nói đúng. Giận là khi được người ta thấy, người ta dỗ, người ta xin lỗi rồi làm lành, rồi vui vẻ. Chứ giận mình mình, có ai biết đâu mà giận.

Tuổi thơ chị em tôi khốn khó, cơ cực nhưng luôn có má bên cạnh. Chị em tôi vô tư, không biết “ghim thù” là gì. Nhờ trời thương mà má khỏe mạnh, lo cho chúng tôi học hành tới nơi tới chốn. Chị Hai học giỏi, chăm làm, ai cũng ước có con dâu như chị. Chị lấy chồng, nay đã 1 trai 1 gái. Anh rể tôi chưa khi nào coi mình là rể mà coi như con trai trong nhà, việc lớn nhỏ gì anh cũng không nề hà.

Tôi ra trường, công việc tạm ổn, chưa tính chuyện chồng con vì còn muốn ở gần má. Cuối tuần nào tôi cũng vượt 100km về với má. Nghe người làng xì xào, tôi tăng ga mạnh hơn, chạy xộc vào sân. Nhà tôi vẫn vậy, làm gì có thêm người nào, tôi nhìn quanh quất “người ta nói, nhà mình có ba…”. Má kéo tôi ngồi xuống, nói ba về rồi, ba đang ở nhà cũ của nội.

Ngày đó ba có người khác nên đi lập gia đình với người ta, gia đình mới của ba cũng có 2 con gái nhưng được hơn chục năm bắt đầu nứt nẻ.

chuyen-cua-ma-de-ma-tinh-cau-chuyen-nhan-van-sau-sac

Lần này là người ta bỏ ba, ba thui thủi một mình tự làm tự ăn. Tuổi già đến kèm theo bệnh tật, lúc này ba mới nghĩ đến chuyện về quê. Dù gì ở quê cũng còn ngôi nhà của nội, ông bà nội chỉ có mình ba là con.

“Con nghe người ta nói, má tính đón ba về?”. Chị Hai vừa về tới, còn chưa kịp cởi áo khoác đã hỏi ngay.

Má nhìn chị: “Ổng giờ bệnh rề rề, để ổng một mình sao được?”. “Sao không được? Má có nhớ hồi má mổ ruột thừa, hồi em bị xe tông gãy chân không? Có ai phụ má, thương tụi con?”. Chị Hai vừa khóc vừa nhắc lại chuyện cũ.

Tôi nhớ hồi má mổ ruột thừa, tôi phải ăn khoai lang sống và nhai gạo sống vì đói. Hồi tôi bị xe tông gãy chân, nhà không còn gì để bán, má đi từng nhà vay tiền. Chị em tôi nghe lời má, không hờn trách ba, nhưng không có nghĩa là chúng tôi không biết, không giận. Cả tuổi trẻ ba đi với người khác, nay về già ba cần người chăm lo mới quay về tìm má.

Má nhỏ nhẹ nói với chị Hai: “Em con còn nhỏ, không hiểu đã đành. Con có gia đình, có con rồi, bình tĩnh suy xét đi. Ông bà nói đánh người chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”. Chị Hai không nói nữa, nhưng vẫn giữ nguyên ý định.

Tôi thấy má buồn nên không dám nói gì. Từ khi hiểu chuyện, tôi thấy má từ chối nhiều người tìm đến. Giá má lấy chồng mới, hẳn chị Hai không bực không giận như giờ. Ngày còn trẻ, có bao nhiêu người ưng mà má không chịu, nay lại…

Bẵng đi cả tháng tôi không thấy ba má về chung một nhà. Tôi hỏi, chị Hai thở hắt ra: “Ổng không chịu, nói ổng không muốn làm má khổ nữa”. Tôi nghe giọng chị Hai đầy áy náy… Tôi cứ nghĩ được má ướm lời, ba sẽ mừng rỡ mà đồng ý, ai nghĩ ba lại từ chối. Điều đó lại khiến chị em tôi bứt rứt.

Chị Hai hẹn tôi cùng về. Chị mua khá nhiều quà, ngượng ngùng đẩy tôi: “Mang qua cho ổng đi! Hai đâu biết ổng ưng gì nên mua đại”. Tôi lò dò sang nhà ba, thấy sân trước sân sau có mấy luống rau bắt đầu nhú mầm xanh. Tôi nhìn ông già tóc bạc gầy gò nằm ngủ trên võng đầy lạ lẫm. Tôi chưa gặp ba lần nào nên không biết phản đối quyết định của má thế nào, mà ủng hộ cũng không ổn.

Tôi nhè nhẹ đặt túi trái cây lên bàn nước rồi nhanh chân chạy về. 2 tuần nay, dù chưa gặp ba, nhưng cảm giác có ba, có thêm người thân làm tôi vui vẻ hơn. Khi sáng gọi chị Hai, tôi tính nói 2 chị em đừng phản đối má nữa. Má một mình đó giờ, nay có bạn già cho má hủ hỉ sớm tối cũng hay.

Nghe ba từ chối tái hợp hay chung nhà, tôi vừa nể vừa… ghét ba. Ba có lỗi với má, với chị em tôi, đáng lẽ ba nên thành khẩn nhận lỗi. Nhưng tôi lại nghĩ, ba quyết ở một mình cũng là cách chuộc lỗi, vì ba không muốn cuộc sống của má con tôi xáo trộn.

Tôi quyết định không nghĩ nữa và tôn trọng thái độ lẫn tình cảm của mỗi người. Chuyện của má để má tính. Về tới sân, má hỏi: “Đi đâu đó bé?”. Tôi nhìn chị Hai, bỗng dưng nói dối: “Con ra đầu làng mua cây kem”. 

Xem thêm: Học biết ơn, tôn trọng, cũng là học yêu - Bài học cuộc sống hay

Đọc thêm

“Bài học để đời: trước khi làm giàu, hãy làm người đã” cho chúng ta thấy lòng biết ơn quan trọng như thế nào…

Trước khi học làm giàu, hãy học làm đứa con có hiếu - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Anh về giữa khuya, người đầy hơi men. Chị khẽ quay sang vòng tay ôm lấy chồng nhưng anh gạt ra và thản nhiên ngủ.

Cái giá đắt của sự phản bội - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Mỗi gia đình đều hạnh phúc theo một cách riêng. Vui vẻ với những gì mình có hơn là đi so sánh với hạnh phúc của người khác.

Muốn hạnh phúc, đừng nhìn sang hàng xóm - Câu chuyện nhân văn
0 Bình luận


Bài mới

Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 giờ trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 10 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đề xuất