Cha cũng có quyền yêu - Câu chuyện nhân văn
Dù con cái ra sức “ghép đôi” nhưng chỉ đến khi làm xong việc quan trọng, người cha già mới có bạn gái.

Tôi không may mồ côi mẹ từ nhỏ. Cha gà trống nuôi 3 anh chị em tôi. Ban mai rồi hoàng hôn, tôi luôn nhớ dáng hình cha gầy gò trong bộ đồng phục công nhân.
Sáng cha dậy sớm làm đồ ăn cho chúng tôi ăn trước khi đi học. Tối về ông lại nấu nướng, rồi vừa lau dọn nhà cửa, tranh thủ kèm chúng tôi làm bài...
Cuộc sống cứ trôi, rồi đến ngày chị Hai lên xe hoa. Cha tôi hôm ấy cô độc trên sân khấu tiệc cưới, trong khi phía sui gia đủ cả 2 người. Thấy cha lẻ loi đứng bên đường vẫy chào đoàn xe đưa con gái về nhà chồng, chị em tôi khóc ròng…
Từ hôm đó, chúng tôi lên kế hoạch tìm hiểu, tạo cơ hội, giới thiệu cha với người này người nọ: Người đồng nghiệp của cha mà chúng tôi đã có dịp gặp gỡ, cô hàng xóm ở cách chúng tôi 5 căn nhà; mẹ người bạn anh Ba cùng hoàn cảnh góa bụa...
Cha luôn cũng lắc đầu nguầy nguậy. Những khi con cái “làm căng”, ông lại đứng thật lâu bên bàn thờ mẹ, trầm ngâm: “Cha không sao, bây cứ yên lòng. Cha phải hoàn thiện tâm nguyện của mẹ bây…”.
Anh Ba lấy bằng kỹ sư, đi làm rồi cưới vợ, căn nhà thêm vắng. Thời gian tôi bên cha cũng giảm dần, vì tôi bận lên phố theo các khoá học, bận đi làm xa. Bù lại, chị em tôi cố gắng kết nối với cha nhiều hơn qua các nhóm chat gia đình. Chúng tôi vẫn cố tìm hiểu, giới thiệu với cha các "ứng viên", dù không thấy hiệu quả. Cứ nhắc chuyện đó là cha cười trừ, lảng sang chuyện khác...

Hôm ấy, tôi ra bến xe đón vợ chồng con cái các anh chị về thăm cha. Lúc gần tới nhà, chúng tôi nhận ra cái dáng hao gầy của ba từ xa, nhưng cạnh ông có bóng một phụ nữ. Đó là cô Quyên Nhi - bạn học cũ của cha mấy mươi năm về trước.
Nhà có bàn tay chăm chút của phụ nữ nên khác hẳn. Vài chậu lan vũ nữ đung đưa trong gió. Ông bà đang uống dở cữ trà chiều, trong phòng thoảng hương tinh dầu sả.
Thắp nhang cho mẹ xong, chúng tôi cùng ăn cơm. Nhìn cô ân cần gắp thức ăn cho cha, mắt tôi bất giác nhòe lệ…
Ngày tôi đưa người yêu về giới thiệu, sau đó mấy chị em đã có buổi họp gia đình. Một lần nữa chủ đề “con chăm cha không bằng bà chăm ông” được nhắc. Cha vẫn im lặng.
Chúng tôi quyết không chịu thua. Phần vì ngày cưới của tôi đã được gia đình 2 bên ấn định. Nhưng lý do lớn hơn là cha sắp đến tuổi nghỉ hưu. Anh chị em ai cũng nóng ruột khi nghĩ về một - cuộc - đời - khác sắp tới của cha, quạnh quẽ và cô độc.
Thuyết phục mãi, trong một ngày cuối tuần, đại gia đình tề tựu, tay phải cầm mãi chiếc nhẫn cưới vẫn nằm trên ngón áp út trái, ông nhỏ nhẹ: “Cha cảm ơn các con đã khôn lớn, nên người. Vậy là cha đã hoàn thành tâm nguyện của mẹ bây. Cha cũng cảm ơn mấy anh chị em đã vun đắp cho cha và cô Nhi. Cha sẽ đồng ý theo lời mấy đứa sau khi cha đi một chuyến đến rừng Nam Cát Tiên”.
Tôi đã đi cùng cha chuyến ấy. Trong giỏ xách, ông cầm theo ảnh của mẹ. Đến nơi, ôm di ảnh bên người, ông thầm thì: “Bà ơi, tôi đã giữ lời hứa. Nuôi dạy 3 đứa con trưởng thành. Nay tôi đưa bà ngắm vùng đất bà mong ước. Tôi và các con luôn nhớ bà…”.
Chị em chúng tôi lại đi xa. Mỗi khi ngắm hình cha và cô Nhi gửi trong nhóm chat -bữa cơm ngon lành hay gương mặt ông bà vui vẻ, hồng hào sau giờ tập Suối nguồn tươi trẻ… - chị Hai lại phấn chấn: "Chắc mẹ cũng vui lắm!".
(Theo Phunuonline. com)
Xem thêm: Tốt với người ngoài, tàn ác với vợ con - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Việt Kiều - nghe thì có vẻ sang đấy, nhưng cũng chỉ là vẻ bề ngoài mà thôi. Cái mác đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu!
Một lần vợ chồng tôi cãi nhau to. Tôi mồ hôi mồ kê nhễ nhại, miệng vẫn cứ nói không ngừng, đay nghiến chồng vì chuyện gì đó.
Tôi cứ ngỡ chuyển nhà sống gần con cháu, gia đình sẽ sum họp vui vầy, nhưng thực tế rất khác...
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.