Câu chuyện của người ăn mày mù và bài học "người đáng thương tất có chỗ đáng giận"
Có một cậu bé mù lòa rất đáng thương, sinh ra đã bị bỏ rơi, được nhận nuôi rồi lại chịu phận mồ côi. Ai cũng nói số cậu khổ, nhưng khi nguyên nhân hé lộ, tất cả đều kinh ngạc...
Chuyện kể rằng: Vào một ngày nọ, người ăn mày mù bị đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u khá lớn. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười.
Thấy cảnh đó, một tên ăn mày khác cảm thấy vô cùng khó hiểu. Khi quá thắc mắc, tên này liền đến gần hỏi: "Cậu mỗi lần bị đánh đều tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?".
Người ăn mù liền đáp: "Tôi đang tìm lại phúc báo của mình".
Tên ăn mày nghe xong ngạc nhiên thốt lên: "Thật là khó hiểu"?
Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi đáp: "Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!". Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu kể:
Trước đây rất lâu, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ nhân tên Triệu lạc. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui sướng. Họ đặt tên con là Đại Hỷ.
Hai vợ chồng họ vui mừng vô cùng. Họ nuông chiều Đại Hỷ vô cùng. Con muốn gì họ cũng cho. Thậm chí đứa trẻ muốn đánh ai thì đánh, gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.
Khi Đại Hỷ lớn lên không sợ trời không sợ đất, ngang ngược vô cùng. Tính cách ngông cuồng này của Đại Hỷ khiến hàng xóm láng giềng vô cùng khó chịu, chẳng khi nào họ được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc.
Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một hòa thượng cứu đi.
Một ngày sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị hòa thượng kia tu tập. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông vào tìm thì bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng, dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ vì đánh trúng huyệt vị nên lão hòa thượng ngã lăn ra đất rồi qua đời.
Đại Hỷ bị quan phủ bắt đi và bị kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối hận mà còn đổ tội cho lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái của anh ta.
Gia đình muốn giải vây cho con trai, miễn khỏi chịu tội nên đã bán sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về, không ngờ đến đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu.
Cả người cả của đều bị tai biến mất, lúc này, Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn ra sức làm mọi cách hiếu kính mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo... cứ như vậy cho đến khi mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bệnh tật không có tiền cứu chữa mà qua đời.
Nói đến đây, người ăn mày mù cảm thán nói: Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này. Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về nuôi chính là người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật.
Tôi dựa vào sự chăm sóc của mẹ nuôi mà lớn lên từng ngày. Sau đó, mẹ nuôi của tôi cũng vì bạo bệnh mà qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi mù lòa.
Hôm ấy vì quá đau khổ, tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi ngồi tựa vào đó mà khóc. Tôi gào khóc đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho đến khi mệt thì ngủ thiếp đi.
Trong giấc ngủ thiếp đi ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra. Ông lão ấy đưa tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy sợ.
Cuối cùng, ông lão thờ dài nói: "Tất cả những tội ác ban nãy ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở trước trước. Tội nghiệp của ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài hoang phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết người tu hành. Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người.
Dẫu được đầu thai làm người nhưng vẫn phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù. Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là mẹ của ngươi ở kiếp trước. Bởi vì trước ngươi có hiếu với mẹ nên kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn.
Ở kiếp này, nếu như ngươi có thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo".
Bởi vậy mà người xưa mới nói: "Người đáng thương tất có chỗ đáng giận". Từ câu chuyện trên rút ra một bài học: Thiện ác có báo là thiên lý. Sống ở đời hãy hành thiên tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!
Xem thêm: Bỏ lại sóng gió sau lưng với 6 lời khuyên của "ông hoàng kinh doanh" Kazuo Inamorib
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận