Cổ nhân dặn: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân

Trong Đạo đức kinh, Lão Tử giảng rằng, những người biết đủ mới là người giàu nhất. 

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Biết thỏa mãn, là người giàu

Trong cuốn “Lễ kí” có viết: “Phú dã giả, phúc dã”. 

Vương Khải của triều Tây Tấn, Trung Quốc là một phú ông, hai mặt đường dài 40 dặm trước cửa nhà mình, ông dùng các dải lụa tím để làm rào chắn, ai muốn vào nhà ông, đều phải đi qua hàng rào chắn bằng lụa tím này.

Nhưng Sứ Chung lại giàu có hơn cả Vương Khải. Ông nghe nói nhà Vương Khải dùng nước mạch nha để rửa nồi, liền lệnh cho đầu bếp nhà mình dùng nến làm củi.

Vương Khải không phục, liền mang một cây san hô dài hơn 2 thước tới trước mặt Sứ Chung khoe khoang. Sứ Chung cố tình làm gãy nát cây san hô rồi nói với người đang giận tới tím mặt rằng: “Ta đền cho ngươi!”

Sứ Chung cho người hầu mang ra các loại cây san hô, cao từ 2, 3, 4, đến 5, 6 thước ra cho Vương Khải lựa chọn. Vương Khải lúc này mới nhận ra rằng, nói về độ giàu có, mình không thể bì được với Sứ Chung. 

biet-thoa-man-la-nguoi-giau-hau-dao-la-nguoi-tot-binh-pham-la-cao-nhan-0

Nhưng Sứ Chung sau này bị Triệu Vương Tư Mã Luân giết chết, gia sản bị phân tán không còn một đồng nào. Có thể thấy, có bao nhiêu tài sản, cũng không phải là “phú”, bình an mới là “phú”, biết thỏa mãn mới là “phú”.

Tâm lớn, tâm khoan, tâm không vương vấn chuyện đời, biết thỏa mãn, là người vừa có phú, vừa có phúc; người suốt ngày chỉ biết tính toán chi li, lo này sợ nọ, có bạc rồi vẫn muốn có vàng, khó mà “phú” mà “phúc” cho được.

Vì vậy, người biết thỏa mãn, chính là người giàu, người biết thỏa mãn cũng chính là người mang phúc phần đầy mình.

Hậu đạo, là người tốt

Cổ nhân có câu: “Hậu đức tải vật”.

Tô Thức, hay Tô Đông Pha, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Khi nhậm chức Thông phán ở Hàng Châu, ông từng thẩm vấn một vụ án có liên quan tới chính mình.

Có một thư sinh tới từ Phúc Kiến tên là Ngô Vị Đạo, khi đi qua Hàng Châu đã bị phát hiện buôn lậu sợi bông, phạm tội trốn thuế.

Ngô Vị Đạo không những lén vận chuyển sợi bông mà còn giả mạo giấy tờ chấp thuận của Tô Đông Pha: “Hàng Châu thông phán Tô Thức tặng kinh sư Tô Thị Lang”. Tô Thị Lang là ai? Chính là đệ đệ Tô Triệt của Tô Thức ở kinh đô.

Tô Đông Pha sau khi điều tra đã biết được rằng, Ngô Vị Đạo kia thì ra là một thư sinh nghèo, không gom được đủ tiền để lên kinh dự thi. Hàng xóm xung quanh thấy vậy đã quyên góp tiền, góp bông cho cậu thư sinh này.

Ngô Vị Đạo vô cùng biết ơn, cậu đem theo hai lạng bạc và cả bông cùng lên kinh, định là vào kinh rồi sẽ bán bông để đổi ra tiền sử dụng.

biet-thoa-man-la-nguoi-giau-hau-dao-la-nguoi-tot-binh-pham-la-cao-nhan-8

Nhưng theo quy định lúc bấy giờ thì vận chuyển bông là phải nộp thuế, Ngô Vị Đạo nghĩ, nếu còn nộp thuế nữa vậy thì tiền bán được bông cũng sẽ chẳng còn lại được bao nhiêu. Vậy là trong lúc bí bách đã nghĩ ra trò giả mạo danh nghĩa của Tô Đông Pha để mang bông vào kinh, với mục đích là để không phải đóng thuế.

Ngô Vị Đạo không bao giờ ngờ được rằng, mình lại bị chính chủ bắt được.

Nhưng điều bất ngờ đó là Tô Thức không những không phạt cậu thư sinh, mà còn đổi bông sang 2 lạng bạc cho cậu, đồng thời viết tên, chức vụ và nơi ở của đệ đệ của mình ở Kinh Đô đưa cho cậu thư sinh, mong cậu sẽ được đệ đệ của mình giúp đỡ, rồi giục cậu nhanh chóng lên đường cho kịp.

Hành động của Tô Đông Pha, người ta gọi là hậu đạo. Hậu đạo là khoan dung, tử tế, lương thiện, tức là lấy chân tình đổi lấy chân tình, dùng lòng tốt đối đãi với mọi người xung quanh.

Tử tế có thể biến sắt thành ngọc, biến phức tạp thành giản đơn. Tử tế là đặc trưng nổi bật nhất của một người lương thiện, là nền tảng và tiền đề trong đối nhân xử thế.

Bình phàm, là cao nhân

Cổ nhân nói: “Chân vị thị đạm, chí nhân như thường”.

Trọng thần Tả Tông Đường cuối đời nhà Thanh, Trung Quốc là một người rất thích đánh cờ, hơn nữa còn chơi cờ rất giỏi, hiếm ai có thể là đối thủ của ông.

Có một lần, trên đường đi đánh trận, ông gặp một ông lão đang ngồi sắp cờ, bên cạnh là tấm biển “Thiên hạ đệ nhất cờ thủ”. Điều này khiến Tả Tông Đường rất tức giận, ông chưa bao giờ gặp qua ai ngông cuồng như vậy.

Tả Tông Đường bèn dừng lại, nói muốn đọ cao thấp với ông lão. Quả nhiên, ông lão ấy liên tục thua Tả Tông Đường 3 ván cờ.

Tả Tông Đường nói với ông lão: “Mau dỡ cái biển thiên hạ đệ nhất cờ của ngươi xuống đi!”

Tả Tông Đường đánh trận toàn thắng, trên đường trở về, lại gặp phải ông lão “thiên hạ đệ nhất cờ” dạo trước.

biet-thoa-man-la-nguoi-giau-hau-dao-la-nguoi-tot-binh-pham-la-cao-nhan-6

Ông lão ấy không những không gỡ biển của mình xuống mà vẫn còn ngồi tại chỗ cũ để đánh cờ.

Tả Tông Đường quyết định đánh cờ với ông lão một lần nữa để ông lão hết tội ngông cuồng. Không ngờ rằng, lần này Tả Tông Đường lại liên tiếp thua ông lão 3 ván.

Tả Tông Đường kinh ngạc hỏi ông lão vì sao dạo trước lại thua mình.

Ông lão đáp: “Lần trước, ngài dẫn quân đi đánh trận, ta không thể làm ảnh hưởng tới tâm trạng và nhuệ khí của ngài được. Giờ ngài đã thắng trận trở về, ta tất nhiên phải chơi hết mình rồi, sao có thể nhường nữa!”

Cao thủ thực sự luôn là những người khiêm tốn, nhã nhặn, biết chừng mực, biết nghĩ cho đại cục, trông thì có vẻ bình bình, không đáng để cho vào mắt, nhưng thực ra lại sở hữu một sức mạnh đáng kinh ngạc.

Xem thêm: Cổ nhân nói: Người vô phúc trên thân sẽ lộ 3 tật xấu

Đọc thêm

Giếng nước không có quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình mà còn là kết tinh trí tuệ của người xưa. Nhưng vì sao khi xây xong giếng lại thả một ít cá và rùa vào trong?

Phong thủy cổ nhân: Vì sao người xưa xây xong giếng lại thả ít cả và rùa vào trong?
0 Bình luận

Người thông minh bao giờ cũng có cách hành xử thông minh. Họ biết cười, ca, nói đúng lúc, đúng chỗ.

Cổ nhân dạy: 3 việc người thông không làm - 'không cười, không ca, không cãi'
0 Bình luận

Dưới đây là 4 điều tai hại biến một gia đình lụi bại, ngay hiểm nhất là điều cuối cùng.

Cổ nhân nói: Gia đình có 4 dấu hiệu này sớm muộn cũng tàn lụi
0 Bình luận


Bài mới

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 17 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 21 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Đề xuất