Ai mới là kẻ trộm - Câu chuyện đáng suy ngẫm
Một bé trai 15 tuổi bị bắt vì trộm từ một cửa hàng ở Mỹ . Khi cố gắng để trốn thoát , cậu bé cũng đã làm hư một cái kệ.

Người chủ cửa hàng đã bắt giữ được cậu bé và kiện ra tòa án, và phán quyết của tòa án Mỹ đã làm nhiều người rơi lệ .
Sau khi thẩm phán nghe được vụ án , ông ấy hỏi cậu bé :
– Cháu có thật sự ăn cắp gì không ?
– Có ạ ! Cháu đã ăn cắp bánh mì , phô mai và làm hư cái kệ ….
Cậu bé xấu hổ cúi đầu xuống và trả lời…
Thẩm phán lại hỏi :
– Tại sao cháu lại ăn cắp ?
Đứa bé trả lời :
– Vì nó cần thiết !
Thẩm phán lại hỏi :
– Sao cháu không mua mà ăn cắp nó .
Cậu bé nói :
– Cháu không có tiền..
Thẩm phán hỏi :
– Cháu có thể xin tiền cha mẹ.
Cậu bé nói:
– Cháu chỉ có mẹ nhưng mẹ cháu đang bị bệnh và không đi làm việc được nên cháu phải ăn cắp bánh phô mai để cho mẹ ăn.

Thẩm phán hỏi :
– Cháu không làm gì à.., cháu không có việc làm sao?
Cậu bé trả lời :
– Cháu làm việc ở tiệm rửa xe , cháu phải nghỉ để chăm sóc cho mẹ nên đã bị đuổi việc .
Thẩm phán nói :
– Cháu không tìm việc gì khác để tiếp tục làm việc ở nơi khác sao ?
– Dạ mẹ cháu đau ốm nặng mà không có người chăm sóc nên cháu không thể đi làm được…
Thẩm phán cho người xác minh những gì cậu bé nói , thì thấy tất cả đều là sự thật . Sau khi biết rõ ngọn ngành mọi chuyện .
Thẩm phán tuyên bố Phán quyết :
– Tội ăn cắp ! Đặc biệt lại ĂN CẮP BÁNH MÌ là một tội ác thật đáng xấu hổ , và ở đây tất cả chúng ta đều phải CHỊU TRÁCH NHIỆM cho tội ác này…
Cả phòng xử án đột ngột im lặng….
-Tất cả mọi người trong phòng xử án hôm nay , trong đó có tôi đều phải chịu trách nhiệm cho tội ác này… Do đó ! Ai đang hiện diện tại đây , đều phải bị phạt 10 đô la . Không ai được đi ra khỏi đây mà không bị phạt 10 đô la .
Thẩm phán lấy tờ tiền 10 đô la , từ túi áo ông ấy rồi lấy một cây viết và bắt đầu viết tên những người phải nộp phạt .
– Ngoài ra tôi cũng phạt 1.000 đô la cho ông chủ bánh mì vì đã giao một đứa trẻ đói bụng cho cảnh sát . Nếu không đóng phạt trong vòng 1 giờ cửa hàng sẽ bị đóng cửa .
Mọi người ở đây đều nên xin lỗi cậu bé và nộp phạt 10 đô la để cậu bé có tiền chăm sóc mẹ .
Chúng ta đã ÍCH KỶ và thiếu quan tâm đến những cảnh đời kém may mắn hơn mình .
Sau những lời phán quyết của Thẩm phán , cậu bé oà khóc và ôm lấy ông . Tất cả mọi người trong phòng xử án đều xúc động và rơi nước mắt.
Thẩm thán nói thêm:
– Nếu một người bị bắt quả tang ăn cắp bánh mì do bị đói… Tất cả thành viên của cộng đồng xã hội và đất nước này đều phải thấy XẤU HỔ!
Đọc thêm
Trong một đội bóng, cần có tiền đạo ngôi sao nhưng cũng phải có những cầu thủ làm bóng, tạo bóng cho ngôi sao.
Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.
Có một cụ ông, dùng rất nhiều tiền tiết kiệm của mình để sưu tầm đồ cổ. Vợ của ông qua đời sớm, để lại cho ông 3 đứa con, nhưng con cái ông lớn lên đều ra nước ngoài định cư sinh sống.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.