Thử nghiệm nuôi rắn hổ mang, 8x Sóc Trăng đút túi tiền tỷ mỗi năm

Sau một lần tình cờ biết đến mô hình nuôi rắn hổ mang, anh Phan Thanh Bình (36 tuổi, Sóc Trăng) đã chuyển sang nuôi rắn, thu về tiền tỷ/năm.

Chi Nguyễn
16:30 03/01/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trước kia, anh Phan Thanh Bình (35 tuổi, ngụ ấp Mỹ Lợi C, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) đã luôn ấp ủ ước muốn nuôi động vật hoang dã để phát triển kinh tế. Ban đầu, anh đầu tư tiền để nuôi ba ba và trăn, nhưng chỉ được một thời gian thì thị trường bão hòa.

Thu nhập bấp bênh, đầu ra không có, anh Bình đành bỏ ngang, tìm kiếm mô hình chăn nuôi mới. Năm 2015, trong một lần tình cờ biết được mô hình nuôi răn hổ mang đem lại thu nhập khá, anh bắt đầu tìm hiểu. Nông dân Sóc Trăng nhớ lại: "Thời điểm đó ở miền Tây ít người nuôi trong khi nhu cầu tiêu thụ tại nhà hàng, quán ăn khá cao. Vì vậy, tôi quyết định cải tạo chuồng trăn, tìm mua rắn hổ mang giống về nuôi thử nghiệm".

Ngay sau khi xin được giấy phép của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng, anh lập tức mua 70 con rắn giống từ tỉnh Vĩnh Long về nuôi. Nào ngờ, đây là những con có nguồn giống trôi nổi, lại thêm bản thân không có nhiều kinh nghiệm nên chết đến phân nửa đàn.

cach-nuoi-ran-ho-mang-nang-suat-cao-lai-lon
Anh Phan Thanh Bình chăm sóc rắn trong trại. Ảnh: Duy Tân

Không nản, anh lại càng quyết chí học hỏi, tìm tòi để "phục thù". Sau nhiều tháng trời lặn lội tới tận trại nuôi học hỏi, cập nhật thông tin trên mạng, cuối cùng anh cũng đã nắm được kiến thức chăn nuôi rắn hổ mang. Tiếp đó, anh đầu tư xây dựng chuồng nuôi hợp lý và áp dụng đúng kỹ thuật nuôi.

Trời không phụ lòng người, cuối cùng anh Phan Thanh Bình đã thành công thuần phục loài nuôi nguy hiểm. Từ vài chục con giống, áp dụng kỹ thuật nhân đàn, sau 5 năm anh đã sở hữu đàn rắn hơn 14.000 con, trong đó có 1.000 rắn bố mẹ. Trong chuồng luôn duy trì 2.000 - 3.000 con rắn thương phẩm để sẵn sàng cung cấp cho nhà hàng, quán ăn.

8x Sóc Trăng cho biết, muốn nuôi rắn hổ mang không dễ, trước tiên phải đăng ký và được cơ quan chức năng cấp phép. Do đây là loài nguy hiểm, người nuôi phải xây chuồng trại đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

cach-nuoi-ran-ho-mang-nang-suat-cao-lai-lon
Rắn hổ mang rất nguy hiểm. Vì vậy, trại nuôi rắn được tôi xây dựng biệt lập với các hộ dân lân cận. Ảnh minh họa

Anh tâm sự: "Rắn hổ mang rất nguy hiểm. Vì vậy, trại nuôi rắn được tôi xây dựng biệt lập với các hộ dân lân cận. Mỗi khu đều được xây dựng kiên cố bằng bê tông, có cửa khóa chắc chắn. Rắn giống nuôi trong chuồng, rắn bố mẹ nuôi trong hộc và che chắn rất kỹ bằng lưới sắt mắt nhỏ". 

Để tiện chăm sóc và quản lý, anh cẩn thận phân thành 4 khu nuôi riêng biệt gồm khu nuôi dưỡng rắn giống, khu nuôi rắn thương phẩm, khu nuôi rắn giống bố mẹ và khu nuôi rắn sinh sản. Dự kiến trong thời gian tới, anh sẽ đầu tư để mở rộng trang trại nuôi rắn hổ mang, mở thêm 2 chuồng nuôi rộng 300m2. Khi đó, anh sẽ tăng số lượng đàn rắn bố mẹ lên gấp đôi, và sản lượng cũng vì thế mà tăng theo.

Thức ăn của rắn hổ mang là vịt mới nở, được xử lý sạch lông. Đều đặn cách 5 ngày cho rắn ăn 1 lần, sau đó làm vệ sinh chuồng cho sạch sẽ để đảm bảo không bị mắc bệnh. Rắn con nuôi từ 15 - 17 tháng, trọng lượng từ 2 - 3 kg/con thì có thể xuất bán.

Do loài rắn sinh sản chỉ đẻ 1 lần/năm vào độ tháng 10, nên phải chú trọng khoảng thời gian này. Trung bình, mỗi con rắn mẹ đẻ 20 - 30 trứng/lần, nếu trứng được ấp nở thì đạt tỷ lệ trên 97%; rắn con được nuôi khoảng 2 tháng thì có thể bán làm con giống. Hiện rắn thương phẩm có giá 700.000 - 750.000 đồng/kg, rắn giống từ 100.000 - 150.000 đồng/con.

Theo Duy Tân/Thanh Niên

Xem thêm: Đầu tư hơn 12 tỷ đồng nuôi trâu, nông dân Hà Tĩnh thu lãi vài tỷ đồng mỗi năm

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận