Nhạc sĩ Đan Thọ - "cha đẻ" của bản nhạc bất hủ Chiều Tím: Dành cả cuộc đời cho nghệ thuật

Âm nhạc của nhạc sĩ Đan Thọ: “… vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhạc sĩ Đan Thọ tên thật là Đan Đình Thọ, sinh ngày 21/6/1924 tại Nam Định. Ông được học nhạc từ khá sớm. Ông theo học trường Saint Thomas D’Aquin dòng Lasan từ năm 1936 tới năm 1941.  

Năm 1942 – 1945, Đan Thọ được học hòa âm và sáng tác cùng với các giáo sư Tạ Phước và Vũ Đình Dự. Năm 1945, ông bắt đầu đi làm thêm, chơi đàn violin tại phòng trà Thiên Thai của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Cũng năm này, ông kết hôn với một thiếu nữ Hà Nội mới 16 tuổi. Sau này, cả hai có một trai và 3 gái, sống hạnh phúc với nhau tới tận khi “răng long đầu bạc”.  

nhac-si-dan-tho-cha-de-cua-ban-nhac-bat-hu-chieu-tim-2
Nhạc sĩ Đan Thọ và Trường Kỳ

Năm 1948 – 1954, nhạc sĩ Đan Thọ gia nhập Ban quân nhạc Đệ Tam Quân Khu Hà Nội cùng với loạt tên tuổi khác như: Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nhật Bằng, Nguyễn Túc, Nguyễn Cầu. Ông được quân nhạc trưởng Schmetzer hướng dẫn về cách dùng Saxophone. Bên cạnh việc tham gia hoạt động trong ban quân nhạc, Đan Thọ cùng Nguyễn Túc còn trình diễn tại nhiều phòng trà Hà Nội. 

Con đường sự nghiệp

Năm 1952, nhạc sĩ Đan Thọ cho ra đời 2 nhạc phẩm đầu tay, sáng tác chung với nhạc sĩ Nhật Bằng là Bóng Quê Xưa và Vọng Cố Đô. Giữa năm 1954, Đan Thọ cùng ban quân nhạc vào Nha Trang, đến năm 1956 thì tới Sài Gòn. Ông đã sáng tác ca khúc Tình Quê Hương, phổ từ bài thơ của Phan Lạc Tuyên.

Tại Sài Gòn, ông tiếp tục học kèn với nhạc sĩ Mano Umali người Phi Luật Tân. Nhờ sở trường violin và saxophone, Đan Thọ cộng tác với nhiều chương trình nhạc ở đài phát thanh, truyền hình, vũ trường và phòng trà tại Sài Gòn. Nhạc sĩ Đan Thọ còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Ðài Phát Thanh Tiếng Nói Quân Ðội từ năm 1956 – 1965.

nhac-si-dan-tho-cha-de-cua-ban-nhac-bat-hu-chieu-tim-3
Nhạc sĩ Lê Văn Thiện và Đan Thọ

Năm 1956 và 1961, Đan Thọ cùng ban nhạc được cử vào phái đoàn nghệ sĩ của miền Nam, đi trình diễn tại Bangkok và Manila. Năm 1962, sau khi có lệnh cấm khiêu vũ, ban nhạc của vũ trường Đại Nam tiên phong đổi sang trình diễn nhạc Jazz. Ban nhạc này gồm các nhạc sĩ nổi danh như Đan Thọ, Văn Hạnh, Huỳnh Anh, Lê Văn Thiện…

Cuối thập niên 1960, nhạc sĩ Đan Thọ tham gia vào ban Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Ông tiếp tục trình diễn tại nhiều phòng trà, vũ trường đến năm 1975. Trong thời gian làm việc tại Sài Gòn, Đan Thọ sáng tác nhiều nhạc phẩm đặc sắc. Trong đó, phải kể đến Chiều Tím (thơ Đinh Hùng), Xa Quê Hương (với nhạc sĩ Xuân Tiên), Mimosa Thôi Nở (thơ Nhất Tuấn). 

Đặc biệt nhất phải kể đến Chiều Tím - một trong những ca khúc đặc sắc nhất nền tân nhạc Việt Nam. Được biết, Chiều Tím có lời ca do nhà thơ Đinh Hùng viết chứ không phải thơ phổ nhạc. Ca sĩ đầu tiên trình bày Chiều Tím trên làn sóng điện chính là Anh Ngọc. 

Sau năm 1975, Đan Thọ cộng tác với ban nhạc đoàn Đoàn kịch nói Kim Cương, đi lưu diễn nhiều nơi. Đoàn kịch cũng có dịp cộng tác với nhiều nhạc sĩ nổi danh trước năm 1975 như Xuân Tiên, Ngọc Chánh, Lê Văn Thiện, Đài Trang… Năm 1980, nhạc sĩ Đan Thọ cùng đoàn kịch ra Hà Nội, trình diễn 1 tháng và được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

nhac-si-dan-tho-cha-de-cua-ban-nhac-bat-hu-chieu-tim-1

Sau đó, ông quyết định xin nghỉ, dành thời gian cho gia đình cùng thú nuôi chim yến. Dù không còn đi lưu diễn, nhạc sĩ Đan Thọ vẫn chưa rời xa sân khấu. Ông cùng nhạc sĩ Cao Phi Long và một số nhạc sĩ khác như Trí, Hòa,…  được mời cộng tác với vũ trường Maxim’s. Cả nhóm đã khiến khán giả thích thú với nghệ thuật trình bày loại nhạc Zigane.

Năm 1985, nhạc sĩ Đan Thọ cùng gia đình tới Mỹ định cư. Lúc này, dù đã ngoài 60 nhưng ngày ngày, vợ chồng ông vẫn lái xe hàng ngày từ Quận Cam lên Van Nuys làm việc cho công ty General Ribbon. Đây là công ty chuyên hãng sản xuất “ruy-băng” cho máy điện toán. Những đêm cuối tuần, ông lại chơi nhạc tại vũ trường Ritz của nhạc sĩ Ngọc Chánh. Năm 1995, nhạc sĩ Đan Thọ chính thức tuyên bố giải nghệ. Tối 30/6/1995, ông tổ chức một đêm nhạc tại vũ trường Ritz để từ giã bạn bè.

Người nhạc sĩ đa tài

Nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn từng nhận xét về âm nhạc của Đan Thọ rằng: “… nhạc của ông, vui hay buồn đều chừng mực, lãng mạn nhưng không có vẻ ủy mị, đắm đuối, và nhất là luôn toát ra vẻ lịch sự, sang trọng”, những nốt nhạc cung Fa trưởng mở đầu cho bản Chiều Tím của Đan Thọ rồi chuyển nhẹ sang Ré thứ với tiết điệu Valse Lente man mác hoài nhớ:

… Chiều tím chiều nhớ thương ai, còn thương nhớ hoài

Đàn ơi nhắn dùm người đi phương nao

Nếp chinh bào biếc ánh sao.

dannhac-si-dan-tho-cha-de-cua-ban-nhac-bat-hu-chieu-tim

Ngoài sáng tác nhạc, nhạc sĩ Đan Thọ còn chơi được nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Nổi tiếng nhất phải kể đến ngón đàn violin điêu luyện cùng tiếng kèn saxophone điệu nghệ. Chính tài năng này đã “làm mưa làm gió” một thời tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường của Sài Gòn trước năm 1975.

Xem thêm: Nàng “Tivi chi bảo” Phương Hồng Quế và những điều ít người biết tới

Đọc thêm

Dù đã qua rồi thời bom rơi đạn lạc nhưng mỗi người con đất Việt khi xem lại những hình ảnh miền Bắc trước năm 1975 chắc chắn không khỏi bồi hồi, xúc động mà hồi tưởng về 1 "thời hoa đỏ".

Những bức ảnh màu vô giá làm sống lại một 'thời hoa lửa' hào hùng của miền Bắc trước năm 1975
0 Bình luận

Nguồn gốc tên gọi của Ngã Tư Hàng Sanh khá thú vị. Trước đây, nơi này chỉ là nơi giao nhau của 3 con đường nên được gọi là Ngã Ba Hàng Sanh.

Những điều ít người biết về Ngã Tư Hàng Sanh, Sài Gòn trước năm 1975
0 Bình luận

Những cảm xúc từ thuở nhỏ khi thấy mẹ tần tảo sớm hôm đã lớn sần, để sau này nhạc sĩ Y Vân có thể sáng tác ra Lòng Mẹ - ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất.

Bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân: Xứng danh “quốc ca của tình mẫu tử”
0 Bình luận

Ca sĩ Phương Hồng Quế là cái tên không hề xa lạ với những người yêu nhạc trước năm 1975. Bà còn được mệnh danh là “Tivi chi bảo” một thời.

Nàng “Tivi chi bảo” Phương Hồng Quế và những điều ít người biết tới
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất