Nàng “Tivi chi bảo” Phương Hồng Quế và những điều ít người biết tới

Ca sĩ Phương Hồng Quế là cái tên không hề xa lạ với những người yêu nhạc trước năm 1975. Bà còn được mệnh danh là “Tivi chi bảo” một thời.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhắc đến dòng nhạc vàng trước năm 1975 chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Phương Hồng Quế. Tiếng hát của bà đã trở thành một phần trong đời sống tinh thần của người lính thời ấy. 

Ca sĩ Phương Hồng Quế sinh ngày 19/6/1953. Tên thật của bà là Nguyễn Thị Quế, con thứ 2 trong một gia đình có 5 chị em gái tại Sài Gòn. Từ nhỏ, Phương Hồng Quế đã bộc lộ năng khiếu ca hát và đam mê âm nhạc. Người anh họ chú ý đến khả năng ca nhạc của bà, xin phép gia đình để bà ghi danh học nhạc với nhạc sĩ Nguyễn Đức.

Được mệnh danh là “Tivi chi bảo”

Ban đầu, trong lớp nhạc Phương Hồng quế được hát hợp ca với những bạn thuộc ban Thiếu Nhi Quân Đội trên đài phát thanh, sau đó là ban Việt Nhi. Sau đó, bà được ban biệt danh Phương Hồng Quế, cùng các bạn đi hát trong các buổi trình diễn văn nghệ của câu lạc bộ hải quân cùng nhiều binh chủng khác.

Tên tuổi của bà chỉ thực sự tỏa sáng khi nhạc sĩ Tâm Anh cho ra đời nhạc phẩm “Phố Đêm”. Phương Hồng Quế được chọn trình diễn ca khúc, bà phải tập luyện rất nhiều, từ giọng ca đến điệu bộ lúc biểu diễn. Nhạc phẩm “Phố Đêm” thành công rực rỡ, trở thành ca khúc bán chạy nhất thời điểm đó. Tên tuổi của Phương Hồng Quế cũng nhờ đó mà vụt sáng thành sao.

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-tivi-chi-bao-phuong-hong-que-2

Bà còn trình bày thành công nhạc phẩm “Những Chuyện Tình Không Suy Tư” cũng  của nhạc sĩ Tâm Anh. Ca khúc “Một Người Đi” của nhạc sĩ Mai Châu cũng được bà thể hiện thành công. Hầu như các chương trình truyền hình nổi tiếng thời đó đều có Phương Hồng Quế xuất hiện. Bà đều đặn xuất hiện trên đài truyền hình số 9 và loạt show như Nguyễn Đức, Sao Băng, Lan Đài, Phạm Mạnh Cương, Tiếng hát đôi mươi… 

Tiếng hát của bà mang đến nhiều nhạc phẩm khó quên thời bấy giờ như: Trường Sơn, Thời trang nhạc tuyển, Tiếng thùy dương, Chuyến đi về sáng, Đèn khuya… Phương Hồng Quế còn liên tục xuất hiện tại các đại nhạc hội của Tùng Lâm, Duy Ngọc cho đến các phòng trà, ca vũ trường. Nhân cơ hội này, ông bầu Nguyễn Đức liên hệ báo chí để viết bài, đăng ảnh giới thiệu và đánh bóng tên tuổi cho “gà nhà”.

Thời đó, người ta đặt cho Phương Hồng Quế tên “Tivi chi bảo” bởi tối nào bật tivi lên cũng thấy bà hát. Kể từ đó, danh hiệu này đã theo Phương Hồng Quế trong suốt sự nghiệp âm nhạc 50 năm. Bà còn là một trong những ca sĩ thế hệ trước năm 1975 đến nay vẫn hoạt động sôi nổi. 

Một Phương Hồng Quế hết lòng với lính

Vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70, bà từng gia nhập Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương, xung phong đi phục vụ văn nghệ cho những người lính tại những tiền đồn xa xôi, hẻo lánh. Phương Hồng Quế vô cùng cảm thông với những người lính xa nhà, quyết tâm đến những nơi xa xôi công tác bất chấp hiểm nguy.

nhung-dieu-it-nguoi-biet-ve-tivi-chi-bao-phuong-hong-que-3

Nhờ giọng hát của mình, bà đã chinh phục trọn vẹn tình cảm người lính với những nhạc phẩm về lính, những ca khúc tình cảm nhưng vẫn phảng phất nét nhà binh… Vào thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp, Phương Hồng Quế được thu thanh trên nhiều băng nhạc ở các trung tâm lớn như Nghệ Thuật, Sóng Nhạc, Asia, Dư Âm, Việt Nam… Có rất nhiều nhạc phẩm tình cảm của bà liên quan đến đời quân nhân. 

Năm 1979, bà kết hôn với bác sĩ Phạm Kỳ Nam. Sau này, vợ chồng bà có 2 người con tên Duy Châu và Cát Phương. Năm 1991, Phương Hồng Quế cùng mẹ và 2 con nhỏ sang Hoa Kỳ định cư. Tại đây, bà được trung tâm Thuý Nga mời cộng tác. Phương Hồng Quế đã xuất hiện lần đầu tiên trong chương trình Paris By Night 16 với nhạc phẩm “Chiều Cuối Tuần” thu hình tại Paris.

Xem thêm: Bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân: Xứng danh “quốc ca của tình mẫu tử”

Đọc thêm

Sau thời gian dài chống chọi với bệnh tật, ca sĩ Chí Thành đã qua đời tại nhà trọ ở quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), hưởng dương 25 tuổi. 

Xót xa lời cuối cùng trước khi qua đời của ca sĩ Chí Thành
0 Bình luận

Trung Tự sinh năm 1992, tên thật là Nguyễn Trung Tự, được biết đến là một nam ca sĩ trẻ rất thành công với những ca khúc tự mình sáng tác và được đông đảo khán giả yêu mến.

Ca sĩ Trung Tự là ai?
0 Bình luận

Huy Lee Tiktok là ai? Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu về nam ca sĩ, nhạc công nổi tiếng nay.

Huy Lee Tiktok - Ca sĩ, nhạc công nổi tiếng với những clip cover triệu view là ai?
0 Bình luận

Những cảm xúc từ thuở nhỏ khi thấy mẹ tần tảo sớm hôm đã lớn sần, để sau này nhạc sĩ Y Vân có thể sáng tác ra Lòng Mẹ - ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất.

Bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân: Xứng danh “quốc ca của tình mẫu tử”
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất