Bài hát Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân: Xứng danh “quốc ca của tình mẫu tử”

Những cảm xúc từ thuở nhỏ khi thấy mẹ tần tảo sớm hôm đã lớn sần, để sau này nhạc sĩ Y Vân có thể sáng tác ra Lòng Mẹ - ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất.

Thùy Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng tác “vận” vào đời

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc Thanh Hóa). Thời niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước và cũng đã tập tành sáng tác từ rất sớm. 

Mồ côi cha, nhà nghèo, cả nhà ông phải dắt díu nhau nương náu trong một túp lều chật hẹp, xiêu vẹo ở ngõ chợ Khâm Thiên. Những cảm xúc ngay từ nhỏ khi thấy mẹ tần tảo sớm hôm ngày một lớn, để sau này ông viết nên ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất. Ông rất thương mẹ và các em, phải đi dạy đàn để kiếm tiền nuôi gia đình. 

Năm 1954, nhạc sĩ Y Vân vào Nam, tiếp tục sáng tác, chơi nhạc, hòa âm và dạy nhạc, viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Ông chính là người đi tiên phong trong dòng nhạc nhẹ, ghi dấu ấn với những bài hát có giai điệu chachacha, disco, twist như: Sài Gòn, Ảo ảnh, Sáu mươi năm cuộc đời, Thôi.

bai-hat-long-me-cua-nhac-si-y-van-quoc-ca-cua-tinh-mau-tu-3

Những sáng tác của nhạc sĩ Y Vân rất đa dạng. Vào thập niên 1950, khi còn ở thời gian đầu của sự nghiệp, nhạc của ông êm đềm da diết, gợi hình bóng thôn quê thanh bình như Nhạt Nắng, Bóng Người Cùng Thôn, Đôi Mái Chèo Trăng… Đến thập niên 1960-1970, những sáng tác của ông mạnh mẽ hơn, chủ yếu về tình yêu như Ngăn Cách, Ảo Ảnh, Thôi, Một Ngày Không Có Em, Xa Vắng, Tình Chàng Ý Thiếp… Những ca khúc về thời cuộc, người lính như Cánh Hoa Thời Loạn, Thương Anh… Những ca khúc sôi động như Sài Gòn, 60 năm, Đêm Đô Thị, 20-40, Tiếng Trống Cao Nguyên… Những bài dân ca mới như Lý Ngựa Ô, Tát Nước Đầu Đình...

Sau 1975, ông tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, nhận viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu… Ông làm việc hết mình, không quản ngày đêm để kiếm tiền bươn chải. Trong những tác phẩm nhạc phim của nhạc sĩ Y Vân, nổi tiếng nhất là “Như bầy sơn ca” trong bộ phim thiếu nhi "Sơn ca trong thành phố". Có thể nói, Y Vân là một trong số những nhạc sĩ đương thời có nhiều ca khúc nổi tiếng nhất.

Tuy nhiên, gắn bó định mệnh với cuộc đời của nhạc sĩ Y Vân phải kể đến ca khúc 60 Năm Cuộc Đời. Trong những ngày tháng sung sức nhất, ông viết: 

Em ơi có bao nhiêu

60 năm cuộc đời

20 năm đầu

Sung sướng không bao lâu

20 năm sau

Sầu vương cao vời vợi

20 năm cuối là bao... 

Ông mất đúng ngày 28/11/1992, hưởng thọ 60 tuổi, đúng như dự đoán của mình trong ca khúc trên. Đặc biệt, ca khúc 60 Năm này còn gắn với định mệnh của nghệ sĩ tài năng Hùng Cường khi ông cũng qua đời ở tuổi 60.  

Lòng Mẹ: Quốc ca của tình mẫu tử

Gần thế kỷ qua, nền tân nhạc Việt Nam đã xuất hiện vô số các ca khúc về mẹ của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng khác nhau. Tuy nhiên, nếu chọn ra ca khúc tiêu biểu, quen thuộc nhất về tình mẹ thiêng liêng, chắc chắn không thể bỏ qua Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân - ca khúc được nhiều người tôn là “quốc ca của tình mẫu tử”.

bai-hat-long-me-cua-nhac-si-y-van-quoc-ca-cua-tinh-mau-tu-1

Nhạc sĩ Y Vũ - em nhạc sĩ Y Vân cho biết, ca khúc Lòng Mẹ được anh trai mình sáng tác năm 1957 tại Sài Gòn. Trước đó, cả gia đình đã từ Hà Nội di cư vào Nam sinh sống kể từ năm 1954. Khoảng thời gian đó, nhạc sĩ Y Vân phải chơi nhạc tại các nhà hàng Sài Gòn để kiếm tiền phụ mẹ nuôi em ăn học. Hàng đêm, mẹ ông ở nhà giặt quần áo ở nhà máy nước công cộng.

Một lần, ông đi về gặp mưa ướt áo khi đã 2h sáng. Mẹ ông thấy vậy vẫn mang áo ra vòi nước phông tên để giặt, bị quân cảnh để ý vì đó đã là giờ giới nghiêm. Khi được tha cho về nhà, bà vẫn còn lấy nhang để hơ cho áo mau khô. Biết chuyện, nhạc sĩ Y Vân đã khóc, viết ra bài hát Lòng Mẹ để thể hiện tình yêu và sự kính trọng vô bờ bến của mình dành cho mẹ. Sáng tác xong, Y Vân đã hát cho mẹ nghe, khiến bà bật khóc vì xúc động. 

bai-hat-long-me-cua-nhac-si-y-van-quoc-ca-cua-tinh-mau-tu-2

Bài hát không cầu kỳ, chỉ là những ca từ mộc mạc đơn sơ. Nhạc sĩ so sánh mẹ với những hình ảnh giản dị, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày của người Việt, như biển rộng, dòng suối, đồng lúa, ánh trăng… Những điều này đều êm ả, thiêng liêng như tình mẫu tử: 

Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào,

Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào,

Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào.

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu.

Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu.

Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ.

Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ.

Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ.

Thương con thao thức bao đêm trường,

Con đà yên giấc Mẹ hiền vui sướng biết bao.

Thương con khuya sớm bao tháng ngày.

Lặn lội gieo neo nuôi con tới ngày lớn khôn.

Dù cho mưa gió không quản thân gầy Mẹ hiền.

Một sương hai nắng cho bạc mái đầu buồn phiền.

Ngày đêm sớm tối vui cùng con nhỏ một niềm.

Tiếng ru êm đềm mẹ hiền năm tháng triền miên.

Lòng Mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa.

Tình Mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe,

Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre.

Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng Mẹ ru.

Một lòng nuôi nấng vỗ về những ngày còn thơ.

Một tình thương mến êm như tiếng đàn lời ca.

Mẹ hiền sớm tối khuyên nhủ bao lời mặn mà.

Khắc ghi bên lòng con trẻ muôn bước đường xa.

Thương con Mẹ hát câu êm đềm,

Ru lòng thơ ấu quản gì khi thức trắng đêm.

Bao năm nước mắt như suối nguồn.

Chảy vào tim con mái tóc trót đành đẫm sương.

Dù ai xa vắng trên đường sớm chiều về đâu.

Dù khi mưa gió tháng ngày trong đời bể dâu.

Dù cho phai nắng nhưng lòng thương chẳng lạt mầu.

Vẫn mong quay về vui vầy dưới bóng mẹ yêu. 

Những câu hát dạt dào, tha thiết dường như chỉ phù hợp với giọng nữ, thế nên chủ yếu bài hát được nhiều người biết đến qua sự thể hiện của các nữ ca sĩ như Thái Thanh, Khánh Ly, Hoàng Oanh, Hương Lan, Giaᴏ Linh và Như Quỳnh. Điều đáng nói, sau khi nhạc sĩ Y Vân qua đời chưa đầy một năm thì mẹ của ông cũng mất. 

Xem thêm: Đạo làm người của nhạc sĩ Tô Hiếu: Bỏ qua lời khuyên can, ngỏ ý muốn giúp đỡ nghệ sĩ Thương Tín

Đọc thêm

"Nhìn quá khứ của anh Thương Tín, tôi nghĩ nhiều người khuyên mình cũng đúng, nhưng tôi thấy giúp người trong lúc bế tắc như thế này là đạo làm người. Tôi giúp đỡ anh với thiện ý vui vẻ chứ không có gì hối tiếc...".

Đạo làm người của nhạc sĩ Tô Hiếu: Bỏ qua lời khuyên can, ngỏ ý muốn giúp đỡ nghệ sĩ Thương Tín
0 Bình luận

Nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện sau thời gian chống chọi với căn bệnh viêm phổi.

Vĩnh biệt nhạc sĩ Nguyễn Hữu Phần - em trai NSƯT Quốc Hòa
0 Bình luận

Sau 3 tuần điều trị COVID-19 tại bệnh viện, nhạc sĩ Khải Hoàn đã qua đời. Con trai nhạc sĩ cho biết, cha có bệnh nền là đau dạ dày.

Tin buồn: NSƯT - Nhạc sĩ Khải Hoàn gục ngã trước COVID-19
0 Bình luận

Sau một thời gian dài im lặng, mới đây "Em và Trịnh" - phim về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã hé lộ những thước phim "nhá hàng" đầu tiên.

Phim về cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ clip 'nhá hàng' đầu tiên
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất