5 biện pháp cắt giảm chi tiêu hợp lý khi vật giá leo thang: Bóp mồm bóp miệng một chút vẫn tốt hơn

Khi mà vật giá leo thang, việc loại bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết là cách phù hợp để đảm bảo ổn định tài chính.

Chi Nguyễn
11:30 14/07/2022 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hiện tại, nguy cơ lạm phát đang tăng cao, giá cả cứ thế leo thang, khiến tài chính của nhiều người trở nên bất ổn. Chưa bao giờ việc quản lý chi tiêu lại trở nên quan trọng thế.

Vẫn có những người cho rằng, thay vì tằn tiện chi tiêu, chi bằng kiếm nhiều tiền hơn, kiếm công việc mới có lương cao hơn sẽ tốt hơn. Điều đó không sai, nhưng thực tế là chưa đủ. Dù ta có kiếm ra hàng trăm triệu/tháng, nhưng cứ tiêu xài hoang phí thì chẳng thể nào giữ được tiền.

Nếu không muốn tiền bạc trở thành nỗi lo, suy cho cùng, bóp mồm bóp miệng một chút vẫn tốt hơn. Nhất là khi vật giá liên tục leo thang, vẫn chưa có dấu hiệu chững lại. Để làm được điều đó, hãy thử áp dụng 5 biện pháp cắt giảm chi tiêu dưới đây:

Hủy bớt các gói dịch vụ giải trí trực tuyến

5-bien-phap-cat-giam-chi-tieu-hop-ly-khi-vat-gia-leo-thang
Hủy bớt các gói dịch vụ giải trí trực tuyến

Các gói dịch vụ trực tuyến như Netflix, Spotify,... được rất nhiều người trẻ sử dụng. Tuy nhiên, nếu ta đang eo hẹp về tài chính, hãy cân nhắc lại các gói dịch vụ này xem có thực sự cần thiết không.

Mức phí trung bình cho các dịch vụ này thường dao động từ khoảng vài chục đến vài trăm nghìn một tháng (tùy vào gói cước mọi người lựa chọn). Đây có thể là con số không lớn, nhưng nếu tính trên cả năm thì cũng tiêu tốn kha khá. Nếu vẫn muốn giữ các dịch vụ này lại, hãy cân nhắc chi trả trọn gói 1 năm để tiết kiệm hơn.

Lên danh sách trước khi đi siêu thị

Các siêu thị, cửa hàng thường có những chiếc "bẫy chi tiêu" khiến ta mua sắm nhiều hơn dự định. Trong trường hợp đó, hãy lên sẵn danh sách những món cần mua trước khi đi, và cố gắng đừng để bản thân bị cám dỗ.

Hạn chế mua sắm online

5-bien-phap-cat-giam-chi-tieu-hop-ly-khi-vat-gia-leo-thang
Hạn chế mua sắm online

Việc mua sắm online đã trở nên quen thuộc hơn, nhất là sau đại dịch COVID-19. Phương thức này rất tiện lợi, chưa kể lại có nhiều ưu đãi lớn, khiến ta dễ rơi vào tình trạng mua sắm bất động.

Giải pháp cho việc này là ta nên lên kế hoạch cũng như danh sách các đồ cần mua trong tháng. Nếu muốn mua thứ gì đó, hãy để nó trong giỏ ít nhất 24h, nếu sau đó ta vẫn còn thích nó thì mới mua. Hoặc, tốt hơn hết là hãy cố giữ cho bản thân "vững vàng", đứng ngoài những ngày hội săn sale.

Theo dõi chi tiêu

Muốn kiểm soát chi tiêu, không có cách nào khác ngoài việc ta phải có kế hoạch thu - chi rõ ràng. Với nhiều người, điều này khá khó khăn vì ta sẽ có nhiều khoản chi tiêu "lắt nhắt".

Cách giải quyết ở đây thực ra khá đơn giản, đó là hãy chuyển sang dùng tiền mặt. Ngoài ra, sử dụng sổ tay hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu nào mà ta thấy dễ dùng nhất, quen thuộc nhất. Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen dành ra khoảng 5 - 10 phút cuối ngày để kiểm tra lại chi tiêu.

Hạn chế ăn ngoài

5-bien-phap-cat-giam-chi-tieu-hop-ly-khi-vat-gia-leo-thang
Thay vị thường xuyên gọi đồ ăn ngoài, hãy tính đến chuyện tự nấu ăn

Thay vị thường xuyên gọi đồ ăn ngoài, hãy tính đến chuyện tự nấu ăn. Điều này hông chỉ giúp ta tiết kiệm tiền bạc mà còn cho ta những bữa ăn ngon lành, tốt cho sức khoẻ.

Tất nhiên, thời gian đầu bao giờ cũng rất khó khăn, khiến ta cảm thấy mệt mỏi và lười biếng. Vì thế, thay vì ngày nào cũng đem đồ ăn, thử bắt đầu từ 1-2 lần/tuần rồi từ từ tăng lên.

Mong rằng, với những tips nhỏ trên đây, bạn có thể tiết kiệm và cắt giảm được những khoản chi không cần thiết, bớt lo lắng hơn trước tình trạng vật giá leo thang.

Theo Phụ nữ Việt Nam 

Xem thêm: Mẹ bỉm sữa dạy con tiết kiệm từ sớm, giờ cả hai có cuộc sống ổn định đáng mơ ước

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận