Bài học quản trị từ Alexander Đại đế: Đàn cừu được lãnh đạo bởi sư tử sẽ trở nên bất khả chiến bại!
Ghi nhớ được bài học quản trị từ Alexander Đại đế - chiến lược gia quân sự vĩ đại nhất lịch sử nhân loại dưới đây sự nghiệp của bạn sẽ có bước đột phá!

“Tôi không sợ một đàn sư tử được lãnh đạo bởi một con cừu. Nhưng tôi e ngại một đàn cừu được dẫn dắt bởi một con sư tử”, Alexander Đại đế nói.
Phong cách lãnh đạo sẽ quyết định sự phát triển của cả đội. Người lãnh đạo tốt nhất là người có phong cách đứng đầu khác biệt và không ngại đưa ra những quyết định khó khăn. Họ biết cách xử lý sai lầm, điều khiển cái tôi của các thành viên và đặt ra tiêu chuẩn để mọi thành viên có thể hoàn thành mục tiêu và cải thiện kỹ năng của mình.
Nếu bạn muốn xây dựng một đội nhóm mạnh ở nơi làm việc hay bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cần hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng thành viên và điều gì tác động đến khả năng làm việc của họ.
Bài học quản trị từ Alexander Đại đế
Alexander Đại đế còn gọi là Alexandre III của Đế chế Macedonia, được biết đến với tên Alexander hay Alexandros, (sinh vào tháng 7/356 TCN – mất ngày 11/6/323 TCN) là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở vương quốc Macedonia (thời kỳ 336 TCN – 323 TCN).
Alexander Đại đế được xem là một trong những vị tướng thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phạt gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi qua đời. Ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoleon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.
Phong cách lãnh đạo khác biệt sẽ làm nên những điều khác biệt. Alexander Đại đế mang trong mình dòng máu chiến binh thiên bẩm nên ông có sự quyết đoán, quả cảm, không để cảm xúc hoặc các mối quan hệ cá nhân đánh lạc hướng hỏi mục tiêu cuối cùng là “cai trị thế giới”.
Alexander được dạy về chính trị, văn hóa và chiến tranh bởi những người tài giỏi nhất đất nước, bao gồm cả triết gia Aristotle. Nhờ môi trường sống được bao quanh bởi những người tài giỏi, nên ông lớn lên trở thành một chiến binh xuất sắc và bước lên ngai vàng ở tuổi 20.

Vượt qua thách thức và nhiều kẻ thù, Alexander củng cố và mở rộng đế chế Hy Lạp ngày một hùng mạnh. Alexander Đại đế là minh chứng cho việc khi bạn lớn lên với những điều tốt nhất, học hỏi từ những người giỏi nhất, bạn nhất định sẽ phát triển.
Một trong những bí quyết bất khả chiến bại của Alexander Đại đế chính là sự chủ động ngay cả khi phòng thủ hay tấn công. Bài học quản trị từ Alexander Đại đế mà bạn cần học là đừng chỉ chờ đợi sự xuất hiện, người lãnh đạo giỏi trước hết phải ở thế làm chủ, lường trước được mọi điều tốt xấu sẽ đến để cảnh báo và có kế hoạch đối phó tốt nhất.
Một nhà lãnh đạo giỏi là người luôn chịu chịu trách nhiệm về những thiếu sót, ngay cả khi đó là sai lầm của người khác. Trong sự nghiệp bán hàng của mình, tôi đã từng mắc lỗi khi trả lời email của khách hàng trong lúc đang nóng giận và vội vã. Lúc bình tĩnh lại, nhận ra sai lầm của mình tôi đã cầu cứu sếp. Người quản lý của tôi khi ấy không những không khiển trách mà anh còn hướng dẫn tôi những việc cần làm để xử lý sai lầm và tránh lặp lại.

Đối với một lãnh đạo, không gì tệ hơn sự do dự. Bạn có thể sai lầm nhưng nhất định phải quyết đoán. Trên chiến trường, Alexander không có thời gian cho sự trang trọng. Bởi hành động của ông liên quan đến hàng loạt các yếu tố quyết định tính thắng bại của trận đấu. Đây cũng là một trong những bài học quản trị mà người lãnh đạo cần phải nắm vững.
Trong điều hành doanh nghiệp, người đứng đầu không có nhiều thời gian để thảo luận, tranh cãi để tìm bước tiếp theo của hành động. Có một câu nói phổ biến trong giới công nghệ là “phải thất bại nhanh”. Điều đó có nghĩa là, các công ty nhất là những công ty mới thành lập phải đưa ra các kế hoạch, thử nghiệm và kiểm tra tính hiệu quả của nó thật nhanh chóng. Chỉ có thử nghiệm bằng thực tế, bạn mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn.

Trong quản trị, vai trò của người lãnh đạo hết sức quan trọng. nếu không phải là người tiên phong, có tầm nhìn xa và thu phục được lòng người, bạn sẽ khó giành được sự tín nhiệm của nhân viên và cũng không tạo được động lực để họ làm việc có hiệu quả.
Một công ty dù có nhiều nhân tài tới đâu, tiềm lực lớn đến thế nào (đội quân sư tử) nhưng nếu được dẫn dắt bởi một lãnh đạo thiếu tinh thần chiến đấu (lãnh đạo bởi cừu), thì kết quả đem lại cũng chỉ là sự thất bại. Nhưng ngược lại, có một lãnh đạo dũng mãnh như sư tử khơi gợi động lực và tinh thần làm việc mạnh nhất của những chú cừu - nhân viên bình thường sẽ làm nên kết quả khác biệt đáng kinh ngạc. Đây là bài học quản trị lớn nhất đến từ Alexander Đại đế mà bạn cần phải học!
Xem thêm: Chỉ cần vững tâm trước 3 “kẻ thù” này bạn sẽ chạm đến đỉnh vinh quang
Đọc thêm
Câu chuyện “Chiếc dép bị rơi” là bài học sâu sắc từ nhà lãnh đạo vĩ đại - Mahatma Gandhi là người được tôn sùng như thánh sống tại Ấn Độ vào thế kỷ trước.
Ở nơi làm việc, cần phải biết điều gì nên nói điều gì không, nếu bạn vô tình “lỡ miệng” rất có thể sẽ mang lại tai họa cho sự nghiệp của mình. Dưới đây là 4 điều tuyệt đối không nên nói để tránh bị đồng nghiệp và lãnh đạo chán ghét.
Bài học quý về nghệ thuật lãnh đạo mà tôi học được không đến từ ai khác mà từ người mẹ chưa một lần điều hành công ty của mình. Lời khuyên của bà là điều tuyệt vời nhất mà tôi được học và đến bây giờ tôi vẫn giữ những bài học ấy bên mình ngay cả khi đã trở thành người chủ doanh nghiệp.
Tin liên quan
Sau khi dư luận đưa ra nhiều tranh cãi về việc Lịch sử trở thành môn "tự chọn", mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra lý giải cụ thể.
Lãnh đạo tốt là một trong những yếu tố quyết định việc một nhân viên có được cơ hội phát triển hay không. Những vị sếp mạnh mẽ sẽ giúp cấp dưới bảo vệ được rất nhiều lợi ích, làm việc cũng thuận lợi và dễ dàng hơn.
Theo Elon Musk, tỷ phú giàu nhất thế giới và là CEO của vô số công ty khởi nghiệp, người trẻ không cần "cố sống cố chết" làm lãnh đạo để thành công.