Sài Gòn dễ thương trong bão lạm phát: "Không tiền cũng vá - Đừng ngại"

Trong bão lạm phát, Sài Gòn vẫn dễ thương quá đỗi. Có người bơm vá xe miễn phí, có "ông chủ" không ngần ngại giảm giá "điện nước" cho khách... Đi khắp phố phường, chỗ nào cũng thấy có "miễn phí".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chỉ mong giá xăng giảm xuống để người dân bớt khổ

"Vì giá xăng tăng nên giá điện nước (đồ điện nước) giảm để đảm bảo cân bằng tài chính cho bà con. Vui lên, đừng sợ bà con ơi! Chúc nhiều nụ cười" - Đó là dòng thông điệp được ghi "caps lock" trên tường cửa hàng bán đồ điện nước trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh) khiến những khách hàng cảm thấy ấm lòng, còn những người đi đường thì thích thú vô cùng.

Thời kỳ vàng tăng, xăng dầu cũng liên tục leo thang, dòng chữ nhỏ của cửa hàng trên giống như liều thuốc tinh thần cực mạnh giúp người dân giảm bớt căng thẳng sau một ngày mưu sinh vất vả. Chú Huỳnh Nhã (chủ cửa hàng bán đồ điện nước) cho biết: Những dòng chữ ghi trên tường là của một người bạn thân của chú với mục đích giúp bà con ai đọc được sẽ thấu vui hơn. Riêng về cửa hàng cũng sẽ giảm cho khách một chút ít, ví dụ các bóng đèn giá 85.000 đồng thì chú chỉ lấy 80.000 đồng để bà con phấn khởi.

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-00
Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat

Vật giá leo thang cũng khiến các hộ kinh doanh rơi vào cảnh "dở khóc dở cười". Tuy nhiên, tấm bảng xin tăng giá của chủ quán cơm bình dân ở Sài Gòn lại khiến không ít người thích thú: "Do giá vàng và xăng tăng quá xá, từ ngày 14/3, xin phép tăng lên 22.000 đồng/phần". 

Anh Nguyễn Hoài Nam (chủ quán cơm phường 4, quận 8) cho biết, việc tăng giá bán khiến anh đắn đo rất nhiều. Hơn 4 năm đưa vào hoạt động, quán cơm nhỏ nằm đối diện mặt  sau của trường ĐH Công nghệ Sài Gòn của anh Bảo đã trở thành điểm đến quen thuộc cho rất nhiều bạn sinh viên. Ngoài việc giá cả rẻ, hợp lý, món ăn đa dạng, nhiều bạn tìm đến quán anh Bảo một phần vì sự dễ thương, vui tính của ông chủ và các bạn sinh viên.

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-0
Ông chủ quán hi vọng giá xăng mau được bình ổn để người dân bớt khổ

"Anh bán ở đây đã 4 năm rồi với giá bán không đổi là 20.000 đồng/phần. Lúc xăng lên đến 29.000 đồng, vì khó quá anh mới xin tăng thêm 2.000 đồng, giờ xăng đã hơn 33.000 đồng rồi, không biết khi nào mới xuống nữa. Anh tự nhủ là xăng chưa đến 40.000 đồng, anh nhất quyết không tăng thêm. Mà hông ai mong xăng cao như vậy đâu", anh Bảo cười vui vẻ nói.

"Không có tiền cũng vá - Đừng ngại": Sài Gòn dễ thương quá!

Chú Võ Thanh Vinh (60 tuổi) là 1 trong những ông chủ rất dễ thương của Sài Gòn. Trong kỳ bão giá này, chú đã tạo ra một tấm biển hiệu khiến ai nấy đều ấm lòng: "Sửa xe ngày và đêm: Có tiền cũng vá, không tiền cũng vá. Tự bơm miễn phí, gọi đừng ngại".

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-8

Chú Vinh có nhiều năm sinh sống tại Sài Gòn. Chú cũng là 1 trong hàng triệu "nhân chứng sống" đã mạnh mẽ vượt qua cơn đại dịch COVID-19. Hơn ai hết, chú hiểu và cảm thông với sự khó khăn mà người dân Sài Gòn từng phải trải qua. Mặc dù có tật ở chân, đi đứng không được như người bình thường nhưng nhờ có Sài Gòn cưu mang mà chú và gia đình vẫn sống tốt, có thể duy trì cuộc sống nhờ công việc sửa xe.

Theo Tổ quốc, khoảng 3 năm trước, khi chứng kiến nhiều người bị hỏng xe giữa đường nhưng quên không mang theo tiền hoặc tiền sửa xe quá nhiều, không đủ (nhất là học sinh, sinh viên), chú Vinh nảy ra ý tưởng với tấm biển: "Tìm bạn không dính vào tiền. Cho vay mất bạn, cho nợ mất khách. Đòi suốt thì ngại, để lâu thì quên. Vui lòng không nợ, không tiền cũng vá. Đừng ngại".

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-99
Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-6

Dù lúc khó khăn hay là lúc dư giả một chút, chú Vinh vẫn giữ nguyên tấm bảng ở đó để có thể hỗ trợ phần nào cho người dân: "Giờ giá xăng dầu tăng quá xá, nghĩ cũng cực cho mọi người, chú cũng gặp khó khăn nhiều lắm chứ, nhưng mà chú nghĩ vẫn còn trụ được. Đặc biệt đợt dịch vừa rồi, chủ nhà trọ cũng hỗ trợ, mấy năm rồi cũng không có tăng giá nên thấy giúp được ai là chú giúp. Nhiều người dắt xe đi bộ vì không có tiền, chú mới để bảng "đừng ngại" để tỏ ý giúp đỡ mọi người. Ban ngày hay tối, bất kể nửa đêm cũng được, ai hư xe giữa đường, gọi cho chú, chú đều dậy để sửa. Ở đây bơm hơi miễn phí, có nhiêu tiền đâu...".

Ngày nào chú Vinh cũng diện trên mình bộ đồ lấm lem, mồ hôi ướt đấm chảy ròng ròng từ trên trán xuống nhưng chú chưa bao giờ quen nở nụ cười với những người khách ghé vào quán. Chú luôn lạc quan, nhìn cuộc đời bằng đối mắt cảm thông, dễ mến nhất.

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-5
Theo chú Vinh, việc hỗ trợ được nhiều người giúp chú cảm thấy vui hơn
Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-4

"Chú để bảng có tiền cũng vá, không tiền cũng vá nên có nhiều người không mang tiền tới vá, mấy hôm sau họ quay lại trả tiền, còn tặng thêm chú ít bánh trái để cảm ơn nữa. Nói chứ ở Sài Gòn, mọi người tốt lắm, có gì cũng giúp nhau, ai cũng vui vẻ, không nề hà khó khăn hay gì đâu", chú Vinh cười sảng khoái.

Không chỉ có một mình chú Vinh, ở Sài Gòn, trong các ngõ ngách có rất nhiều những tấm bảng dễ thương với dòng chữ "miễn phí". Nào là trà đá miễn phí, bánh mì 0 đồng, cơm từ thiện, vá xe miễn phí... đâu đâu cũng lan tỏa thông điệp yêu thương mà người Sài Gòn dành cho nhau.

Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-2
Sai-Gon-va-nhung-dieu-de-thuong-trong-bao-lam-phat-3

Sài Gòn phồn hoa là thế nhưng ở đâu đó vẫn còn những người nghèo khó và ở đâu đó vẫn còn rất nhiều người dân mang tấm lòng thiện tâm luôn cố gắng mang đến những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng.

(Theo Tổ quốc)

Xem thêm: Việc tử tế của Tân HHHV Nguyễn Thị Ngọc Châu sau khi đăng quang: Trích 70% tiền thưởng đi từ thiện

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Cư dân mạng không khỏi xuýt xoa trước đoạn clip ghi lại cảnh "người hùng" nhảy xuống sông chảy siết cứu bé gái lớp 4 bị đuối nước ở Thái Nguyên.

Bất ngờ với danh tính người hùng nhảy xuống sông cứu bé gái lớp 4 đuối nước ở Thái Nguyên
0 Bình luận

Thương cụ bà bán vé số nghèo khổ không nơi nương tựa ở chợ Bà Chiểu (TP.HCM), người đàn ông này đã sẵn lòng đón về chăm nom.

Cổ tích giữa đời thực: Thương cụ bà bán vé số không gia đình, người đàn ông đón 'mẹ nhặt' về chăm nom
0 Bình luận

3 năm qua, dù là trời mưa hay trời nắng, hai nữ sinh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí cho học sinh nghèo.

Ấm lòng lớp học miễn phí ở nhà văn hóa cho học sinh nghèo của hai nữ sinh Hà Nội
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

“Coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” – Bức thư thiêng của người lính trẻ viết trong mưa bom ở Thành cổ Quảng Trị

Ba tháng trước khi hy sinh, người lính trẻ Lê Văn Huỳnh (quê Thái Bình) đã để lại một bức thư cảm động, như một lời từ biệt định mệnh. Những dòng chữ được viết bằng dự cảm trước cái chết khiến người đọc không khỏi nghẹn lòng.

Hải An
Hải An 8 giờ trước
“Gia đình haha” khép lại hành trình đầy yêu thương tại Bản Liền với 500 cây thông phủ xanh đồi trọc

Khép lại hành trình giàu cảm xúc và đầy ý nghĩa tại Bản Liền, các thành viên trong Gia Đình Haha và ekip sản xuất đã chung tay trồng 500 cây thông con lên đồi, góp phần giữ đất chống xói mòn.

Hải An
Hải An 13 giờ trước
Ấm lòng tủ bánh mì 0 đồng ở Chợ Lớn

Ở phường Chợ Lớn (TP.HCM) có một tủ bánh mì 0 đồng không bao giờ vơi, cứ hôm nay hết qua hôm sau lại đầy và ai đi ngang qua nếu cần đều có thể lấy 1 ổ miễn phí.

Thanh Tú
Thanh Tú 15 giờ trước
Võ sư U70 miệt mài “thắp lửa” cho học sinh khuyết tật tại Cần Thơ

Suốt 2 năm qua, võ sư Phan Quang Thuận, Chủ nhiệm CLB Thái Cực Đạo (P.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) đã dành rất nhiều tâm sức để duy trì lớp dạy võ miễn phí cho các em học sinh khuyết tật.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Chân dung “người hùng” dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa lòng lũ xiết ở Gia Lai

Thấy 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng lũ chảy xiết, một người nông dân ở Gia Lai đã nhanh trí dùng máy bay không người lái trong nông nghiệp để giải cứu.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Ấm lòng lớp học tình thương của cô giáo về hưu

Hơn 9 năm qua, cô giáo về hưu Nguyễn Thị Tuyết Mai (61 tuổi, ở khu vực 3 Sông Hậu, P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương dành cho trẻ em mồ côi, hoàn cảnh khó khăn.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xúc động trước bức thư từng gây “bão” của tân hiệu trưởng Đại học Ngoại Thương gửi đến hàng triệu sĩ tử: “Một vùng biển lặng không tạo ra được thủy thủ giỏi”

Trước khi được biết đến với cương vị mới, PGS.TS Phạm Thu Hương đã từng gây “bão” với bức thư gửi đến hàng triệu sĩ tử trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vào năm 2020.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên giành huy chương Olympic Toán quốc tế, từng làm việc cho Liên Hợp Quốc, hết mình cống hiến cho cộng đồng ở tuổi nghỉ hưu

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Đăng Dương
Đăng Dương 6 ngày trước
Phó giáo sư xung phong làm Bí thư xã biên giới với mong muốn thay đổi vùng đất khó: “Tôi không ngại khó khăn”

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Cán bộ xã mở lối đưa trà Shan tuyết Phình Hồ trở thành đặc sản triệu đô

Anh Sùng A Tủa – một cán bộ xã người dân tộc Mông, với sự sáng tạo và tình yêu mãnh liệt dành cho quê hương đã biến trà Shan tuyết cổ thụ Phình Hồ thành đặc sản triệu đô. Không chỉ đưa sản phẩm lên sàn số mà còn chinh phục các thị trường khó tính quốc tế, mở ra hướng đi mới cho nông sản vùng cao.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Chàng trai không chân vượt lên số phận bằng đam mê bơi lội: “Tôi vẫn ở đây, tôi vẫn sống trọn từng phút giây trong đam mê chính mình”

Mất hai chân sau một vụ tai nạn hy hữu, Phạm Tuấn Hưng – chàng trai không chân đã vượt lên nghịch cảnh, không chỉ trở thành vận động viên bơi lội chuyên nghiệp mang về nhiều thành tích đáng nể mà còn là nhà sáng tạo nội dung số với mức thu nhập đáng nể.

Hải An
Hải An 30/06
Trưởng thôn 47 tuổi quyết tâm lấy bằng tốt nghiệp THPT để xứng đáng với niềm tin của nhân dân

Mong được dân tiếp tục bầu làm trưởng thôn, anh Ksor Wek (47 tuổi, Gia Lai) quyết tâm lấy được tấm bằng tốt nghiệp THPT.

Hải An
Hải An 30/06
Nam sinh khuyết tứ chi quyết tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp dù được miễn

Bị cụt tứ chi từ năm 2 tuổi, được đặc cách tốt nghiệp nhưng nam sinh Nguyễn Gia Lâm vẫn quyết tâm tham gia và muốn được tự viết bài, lấy điểm để vào đại học.

Hải An
Hải An 28/06
Shipper U80 từ chối nhận giúp đỡ, lý do đằng sau khiến nhiều người xúc động

Thấy ông cụ đã gần 80 tuổi vẫn làm shipper (người giao hàng) để nuôi con con ăn học, cộng đồng mạng kêu gọi ủng hộ tiền nhưng ông kiên quyết từ chối, bảo rằng: "Tôi còn sức khỏe thì còn cố gắng lao động để nuôi con".

Hải An
Hải An 27/06
Người cha 40 tuổi quyết tâm thi tốt nghiệp THPT để làm gương cho con

Sáng 26/6, anh Trần Tiến Phước (40 tuổi) chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại TPHCM với mong muốn viết tiếp ước mơ dang dở và làm tấm gương sáng cho con.

Hải An
Hải An 27/06
Tiến sĩ Bùi Hải Hưng – “Thiên tài” toán học Việt Nam sở hữu “bộ óc” hàng đầu thế giới về AI với hồ sơ sự nghiệp “đỉnh của chóp”

Tiến sĩ Bùi Hải Hưng là một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Al), hiện đang là Viện trưởng Viện trí tuệ Nhân tạo VinAI Research. Năm 16 tuổi ông từng giành huy chương Olympic Toán quốc tế, lấy bằng tiến sĩ tại Úc năm 25 tuổi, giữ vị trí chuyên gia máy học tại Adobe Research và nghiên cứu cấp cao tại Google DeepMind.

PC Right 1 GIF
Đề xuất