Cổ tích giữa đời thực: Thương cụ bà bán vé số không gia đình, người đàn ông đón "mẹ nhặt" về chăm nom
Thương cụ bà bán vé số nghèo khổ không nơi nương tựa ở chợ Bà Chiểu (TP.HCM), người đàn ông này đã sẵn lòng đón về chăm nom.

Ông Đinh Tiên Sinh (65 tuổi, TP.HCM) mồ côi từ nhỏ, không có họ hàng thân thích, sống nay đây mai đó cả thời niên thiếu. Sau này, ông cưới bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (60 tuổi), cả hai có với nhau 2 người con. Gia cảnh vẫn nghèo khó, ông làm đủ nghề từ bốc vác, phụ hồ đến thu gom rác để nuôi cả nhà.
Năm 2010, ông theo xe phụ gom rác dân lập cho một người quen ở quận 3. Mỗi ngày, ông đều đi ngang qua chợ Bà Chiểu, thường gặp một cụ bà đã ngoài 80 đi khắp chợ bán vé số mưu sinh. Thương cảm cho số phận của bà Nguyễn Thị So, lần nào ông cũng mua vé số ủng hộ.

Trong một lần hỏi chuyện, ông mới biết bà không có gia đình, con cháu gì, sống lang thang. Thấy vậy, ông về nhà bàn với vợ, bày tỏ mong muốn rước cụ về chăm sóc. Ông Sinh kể: "Vợ tôi gật đầu đồng ý. Vậy mà năn nỉ cả tháng, bà mới chịu theo chúng tôi về. Ban đầu còn xưng hô khách sáo nhưng được ít hôm, tôi nói: Bà làm mẹ tụi con nha! Bà gật đầu. Vậy là sau mấy chục năm không còn mẹ, vợ chồng tôi lần nữa lại có mẹ".
Đón về một thời gian, thấy phòng trọ bên quận Bình Thạnh chật chội quá, hai vợ chồng quyết định dọn qua quận 12 có gác trọ để mẹ có không gian riêng, dù mỗi ngày ông phải đi làm xa hơn. Suốt 8 năm qua, những người ở xóm trọ không ai biết cụ là mẹ nuôi mà tin rằng đó là mẹ ruột của ông Sinh.
Ban đầu, hai bên ngại ngùng không quen gọi mẹ con, nhưng dần dà ngày càng thân thiết. Ông Sinh nhớ lại: "Mới đầu, xưng hô còn khách sáo, nhưng được ít hôm, tôi nói: Bà làm mẹ tụi con nha! Bà gật đầu. Vậy là sau mấy chục năm không còn mẹ, vợ chồng tôi lần nữa lại có mẹ".

Không chỉ chăm lo cho "mẹ nhặt", ông Sinh còn để bà làm chủ hộ, rồi đưa bà lên phường làm hộ khẩu. Nhờ vậy, mỗi tháng bà So lãnh 380.000 đồng tiền cho người cao tuổi, lại được cấp BHYT miễn phí.
Căn trọ nhỏ của ông Sinh lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười, nhất là sau 12h giờ trưa. Đó là lúc bà So đi bán vé số về, cả nhà hỏi han "Mẹ bán hết không?", "Mẹ ăn cơm chưa?",... Hồi năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, thương mẹ nghỉ ở nhà cả ngày nắng nóng, ông Sinh lại ra cửa hàng điện máy mua trả góp chiếc quạt hơi nước.
Chục năm về đây, bà So vẫn đi bán vé số, vẫn mua cơm hộp theo thói quen dù vợ chồng ông năn nỉ đủ cách. Bà giải thích: "Tiệm cơm đó mẹ quen mấy chục năm rồi. Bán vé số đi đây đi đó là niềm vui, nằm ở nhà chỉ sinh bệnh, cứ để mẹ đi". Nghe hợp lý, vợ chồng ông lại thôi, không cản nữa. Chỉ khác, ông xin mẹ mỗi sáng được chở bà ra chợ Bà Chiểu thay vì đi xe buýt, để rồi khi gặp người quen ông lại khoe: "Mẹ tôi đó".
Theo báo Người lao động
Xem thêm: Ấm lòng lớp học miễn phí ở nhà văn hóa cho học sinh nghèo của hai nữ sinh Hà Nội
Đọc thêm
Warren Buffett là nhà từ thiện vô cùng hào phóng, mới đây đã quyết định chi thêm 4 tỷ USD để ủng hộ cho một số tổ chức từ thiện.
Mói đây, Đoàn xã Thanh Thủy đã cùng Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu Thanh Thủy mở lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em trên địa bàn.
Trải qua hàng chục năm khốn khó, giờ bà Trần Thị Hồng (Kiên Giang) đã trở thành doanh nhân thành đạt, lại còn vô cùng say mê làm từ thiện.
Tin liên quan
Chỉ là kiến thức lớp 5 nhưng câu hỏi Olympia này lại khiến không thí sinh nào đưa ra được đáp án đúng.
“Trả được ơn” là câu chuyện ngắn nhân văn, giàu tình cảm, cuộc đời là hành trình trả nợ, đã nhận được của ai nhất định phải tìm cách trả cho bằng hết.
Là một doanh nhân thành đạt, "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ thường chia sẻ những bài học kinh doanh và triết lý sống vô cùng sâu sắc.