Ấm lòng lớp học miễn phí ở nhà văn hóa cho học sinh nghèo của hai nữ sinh Hà Nội
3 năm qua, dù là trời mưa hay trời nắng, hai nữ sinh Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vẫn miệt mài bên lớp học miễn phí cho học sinh nghèo.

Nguyễn Thị Thúy sinh ra trong một gia đình nghèo ở thôn Đoài, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, mẹ em tần tảo nuôi 10 miệng ăn. Thương mẹ cực khổ, Thúy cố gắng học hành, ước mơ trở thành bác sĩ. Học cấp 3, trong khi nhiều bạn bè được phụ huynh tìm thầy cô giỏi ôn luyện riêng, nữ sinh 9x chỉ có bộ sách giáo khoa cũ và ít tài liệu tham khảo được cho.
Em tâm sự: "Mỗi lần học em lại nghĩ, liệu tự học có thể đỗ đại học không? Đang hoang mang thì biết tin nhà văn hóa thôn Đoài có lớp học thêm miễn phí cho học sinh lớp 12. Lúc đến, thấy các anh chị sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội giảng bài say sưa, em đã xin vào lớp học dẫu lúc đó mới học lớp 11".

Nhờ ham học hỏi, lại chăm chỉ rèn luyện và nỗ lực, 9x Hà Nội đã nhận quả ngọt, thi đỗ Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Sau khi ổn định ở môi trường mới, cô bạn tâm sự với mẹ là sẽ dành toàn bộ thời gian để dạy học miễn phí ở nhà văn hóa. Các em đều là học sinh nghèo ở thôn Đoài, ước mong được đi học để đổi đời. Ngoài dạy học, Thúy còn tổ chức một số hoạt động hướng nghiệp nhằm trao đổi, định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Phan Thị Phương là bạn học của Thúy, tình cờ biết đến lớp học miễn ví ở nhà văn hóa thôn Đoài. Phương nhớ lại: "Hồi đầu mới vào ký túc xá thấy Thúy ngày học trên giảng đường, đêm về miệt mài đến 1 giờ sáng, hỏi ra mới biết bạn đang nghiên cứu tài liệu để dạy học".

Sau nhiều lần nghe bạn kể chuyện, lại cảm động vì tấm lòng nhân ái, Phương quyết định giúp bạn một tay. Mới đứng lớp, em chỉ có thể dạy các em học sinh lớp 9. Nữ sinh Y Dược tâm sự: "Vì không có nghiệp vụ sư phạm nên em phải nghiên cứu, lập kế hoạch giảng dạy từng giai đoạn, lâu dần cũng bắt nhịp được".
Không chỉ vậy, việc làm tử tế của Thúy và Phương còn lan tỏa rộng rãi hơn. Bác sĩ Khải cho biết, anh cùng một bác cao tuổi trong thôn và cô giáo dạy Ngữ Văn ở địa phương vận động phụ huynh cho con đi học. Buổi đầu tiên có 6 học sinh đến học, vài tháng sau, khi tiếng lành đồn xa, số học sinh ngày càng nhiều.
Bác sĩ cho biết: "Khi mới thành lập, chúng tôi chỉ dạy cho học sinh lớp 12 ôn thi đại học. Nhưng sau thời gian dạy hiệu quả học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 xin vào học, chúng tôi cũng đồng ý và sắp xếp lịch dạy. Hiện, các sinh viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đang duy trì lớp học với quy mô gần 30 học sinh từ lớp 9 đến lớp 12".
Theo Ngô Chuyên/Giáo dục & Thời đại
Đọc thêm
Xót cảnh những đứa trẻ khiếm khuyết không thể đến trường, cô giáo Trương Thị Thanh Tâm (36 tuổi, Đắk Nông) đã mở một lớp học đặc biệt.
Tuy gia cảnh khó khăn, bố mẹ là người khuyết tật, hàng ngày phải địu em nhỏ đi học cùng nhưng cô bé Giang chưa bao giờ bỏ học. Em luôn cố gắng đến trường dù trời mưa hay nắng. Em ước mơ trở thành cô giáo để dạy chữ cho nhiều người, để bản làng em không còn nghèo nữa...
Nghỉ hưu được 10 năm nay, nhưng cô Đinh Thị Kim Phấn (TP.HCM) vẫn miệt mài làm giáo viên ở lớp học đặc biệt cho trẻ ung thư.
Tin liên quan
Có thể những món đồ trang trí mang cho bạn nhiều cảm hứng khi làm việc. Tuy nhiên hãy tránh xa những món đồ sau nếu không muốn công việc bị xui xẻo.
Các nhà nghiên cứu cho rằng gió Mặt Trời tạo ra hơi nước trên các tiểu hành tinh. Khi va chạm với Trái Đất, chúng cung cấp một lượng nước lớn.
Lấy vợ, kết bạn là việc quan trọng trong đời người, nên cổ nhân dạy rằng: “Lấy vợ lấy đức không lấy sắc, kết bạn kết tâm chẳng kết tài”. Câu nói thâm thúy này của cổ nhân, càng đọc càng thấy thấm.
Bài mới

Trong suốt cuộc đời cống hiến vì dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa bao giờ coi sinh nhật của mình là một dịp đặc biệt. Thế nhưng, với đồng bào và đồng chí, ngày 19/5 hằng năm luôn là thời khắc thiêng liêng – không chỉ để bày tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn là dịp để mỗi người tự soi chiếu bản thân qua tấm gương đạo đức sáng ngời, lối sống giản dị và trái tim bao dung, trọn vẹn vì nước, vì dân của Bác.

Jenny Huỳnh là một trong những Gen Z sở hữu chuỗi thành tích “khủng”, không chỉ là nhà sáng tạo nội dung nổi bật nhất tại Việt Nam, trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ mà cô nàng còn được vinh danh trong danh sách "30 Under 30 Asia" của Forbes – một cột mốc khẳng định tài năng, bản lĩnh và sức ảnh hưởng của Jenny trên phạm vi châu lục.

TikToker Tina Thảo Thi nổi lên như một hiện tượng “siêu cấp đáng yêu” khi tạo dựng được “vũ trụ” content sạch. Không chạy theo những trend nóng, Tina chọn cho mình một lối đi riêng, từ những video truyền động lực với câu khẩu hiệu “Peek A Boo” cho đến series “góp điều nhỏ bé” đều ghi điểm tuyệt đối với sự gần gũi, ấm áp. Bằng sự tử tế bình dị, sự sáng tạo và năng lượng tích cực, Tina không chỉ “chữa lành” những mảnh đời khó khăn mà còn truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cộng đồng.

Trong thế giới mạng xã hội đầy ồn ào và cạnh tranh, TikToker Quan không gờ lại âm thầm xây dựng hành trình riêng, không kèn không trống, nhưng đủ lay động triệu con tim. Anh không cố "làm nội dung" mà chỉ ghi lại hành trình tận tay trao quà, lắng nghe và sẻ chia với những mảnh đời còn khó khăn. Sự giản dị, không dàn dựng ấy khiến người xem cảm nhận rõ một điều: đây là từ thiện thật, tử tế thật!

Đến với TikTok, người ta dễ bị thu hút bởi những video ồn ào, xu hướng “giật gân”, trào lưu nhất thời. Nhưng giữa những ồn ã, xô bồ ấy lại có một chàng trai trẻ âm thầm dùng ẩm thực và lòng tử tế để kết nối những trái tim yêu thương - TikToker Vĩnh Thích Ăn Ngon. Anh không chỉ review đồ ăn mà còn lặng lẽ chia sẻ, giúp đỡ những mảnh đời bên lề cuộc sống. Và hành trình ấy, bất ngờ thay, lại truyền cảm hứng sâu sắc đến hàng triệu người.

Giữa muôn vàn nội dung giải trí trên TikTok có một người phụ nữ chậm rãi, an nhiên kể về cuộc sống đời thường ở quê, về buôn làng, về những mảnh đời và về vùng đất cô đi qua. Không giật tít, không kịch tính, những video của TikToker An Đen vẫn khiến hàng triệu người xúc động, bởi chúng được kể bằng một trái tim rất thật.