Mẹ liệt, bố mù lòa, cô bé 7 tuổi ngày ngày địu em 2 tuổi đến lớp học chữ

Tuy gia cảnh khó khăn, bố mẹ là người khuyết tật, hàng ngày phải địu em nhỏ đi học cùng nhưng cô bé Giang chưa bao giờ bỏ học. Em luôn cố gắng đến trường dù trời mưa hay nắng. Em ước mơ trở thành cô giáo để dạy chữ cho nhiều người, để bản làng em không còn nghèo nữa...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo VnExpress, 2 năm nay các học sinh và thầy cô tại điểm trường Huổi Thanh 2, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Nậm Kè 2, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé đã quá quen với cảnh cô học sinh lớp 2 nặng chưa đầy 20kg cong mình địu em trai 2 tuổi cùng đến lớp mỗi ngày.

Điểm trường cũ cách nhà em Hảng Thị Giang hơn 1km, con đường đất hẹp, mỗi lần mưa lầy bắn lên quá đầu. Mỗi khi leo dốc, cô bé lại vòng tay ôm chặt em trai sau lưng, người đổ về phía trước giống như những người phụ nữ Nậm Kè mỗi lần địu con lên nương rẫy. Rồi khi xuống dốc, Giang lại chuyển tư thế giống chiếc xe đạp cần hãm phanh. Em đi một cách đầy thận trọng để không lộn nhào. 

Vào cuối năm 2021, điểm trường Huổi Thanh 2 được chuyển về địa điểm mới, cách nhà em chừng 300 mét nên việc địu em đến lớp của Giang đỡ vất vả hơn hẳn.

Cũng theo VnExpress, mỗi khi địu em vào trong lớp học, Giang lại nhanh chóng cởi mảnh vải quấn chặt em trên lưng ra, tay kéo ghế cho em ngồi cạnh rồi lấy sạch vở ra ôn bài. Trong suốt buổi học, cậu bé 2 tuổi ngồi im, chăm chú nhìn chị viết bài. 

Me-liet-bo-mu-loa-co-be-7-tuoi-ngay-ngay-diu-em-2-tuoi-den-lop-hoc-chu
Hảng Thị Giang ngồi cạnh em trai 2 tuổi (đội mũ) tại lớp học vào sáng 21/1, khi mẹ lên nương

Thỉnh thoảng cậu bé 2 tuổi cũng quấy, tiếng khóc của bé lớn đến mức át cả tiếng thầy giảng bài. Những lúc như thế, Giang đành bế em ra ngoài dỗ, đợi nín hẳn rồi mới đưa vào lớp học.

Ở huyện Mường Nhé, những năm trước chuyện học sinh địu em đến lớp không có gì xa lạ với các thầy cô giáo, nhất là vào vụ thu hoạt lúa tháng 10, 11. Bởi lúc đó nhiều gia đình, bố mẹ cùng nhau lên nương, không có ai ở nhà trông con nhỏ. Nhưng nay cả điểm trường chỉ còn 1 mình Giang địu em đến lớp. 

"Cũng chẳng còn cách nào khác vì bố mẹ Giang đều khuyết tật mà cậu bé em chưa đủ tuổi đi học mầm non", thầy giáo Phạm Văn Thạnh, 35 tuổi, giáo viên chủ nhiệm lớp 2 nói.

Được biết, Giang là con thứ 2 trong gia đình có 4 anh chị em. Trước Giang là anh trai 12 tuổi, đang học bán trú ở dưới xã Nậm Kè, sau là hai em nhỏ mới 3 tuổi và 2 tuổi. 

Bố Giang là Hảng A Tính (54 tuổi, bị mù bẩm sinh). Mẹ giang là Lý Thị Gia (43 tuổi, bị liệt nửa người). Cả hai vợ chồng chú Tính đều mất sức lao động, cuộc sống thường ngày phụ thuộc nhiều vào họ hàng hai bên và trợ cấp từ xã hội.

Trước đây, gia đình Giang sinh sống trong căn chòi nhỏ, dựng tạm bằng tre nứa, quấn bạt xung quanh để tránh mưa nắng. Vào năm 2019, chính quyền địa phương và họ hàng hai bên đã giúp đỡ dựng cho căn nhà gỗ rộng chừng 70m2. 

"Cả bản có 60 hộ, thì gia đình chị Lý Thị Gia là nghèo nhất. Vợ chồng đều khuyết tật không thể làm việc, lại nuôi bốn con nhỏ", ông Dằng A Dinh, 49 tuổi, trưởng bản Huổi Thanh 2, cho biết.

Me-liet-bo-mu-loa-co-be-7-tuoi-ngay-ngay-diu-em-2-tuoi-den-lop-hoc-chu-0
Hai mẹ con cô bé Giang

Mỗi tháng, vợ chồng chú Tính được hưởng trợ cấp khuyết tật gần 1,3 triệu đồng. Riêng hai sào ruộng, cùng cặp trâu và đàn gà đang nuôi trên nương do bố mẹ hai bên bỏ tiền mua, sau lại cày cấy, nuôi trồng giúp.

"Cái Gia tàn tật từ bé không làm ruộng được, hàng ngày chỉ đi chăn trâu, sau đi nhặt củi, hái rau trên rừng. Chồng mù loà, chỉ ngồi một chỗ nên việc nhà, chăm sóc hai đứa nhỏ đều do con gái lớn mới học lớp 2 phụ giúp", ông Lý A Giàng, 63 tuổi, ông ngoại Giang, nói.

Vì địu em đến lớp nên cứ 10h30 sáng, khi trống tan trường vừa điểm, Giang lại xin thầy về nhà để lấy cơm cho bố ăn rồi mới quay lại trường ăn trưa cùng em. "Chỉ đến trường các con mới được ăn cơm với thịt còn vợ chồng tôi ăn gì cũng được", chú Hảng A Tính nói.

Ở trên lớp, Giang thích học Toán và Tiếng Việt, vì biết tính toán có thể giúp bố tính nhẩm tiền bán gà, bán thóc và dạy chữ cho mẹ để mẹ biết đọc, biết viết như mọi người.

Thầy Thạch chia sẻ, Giang là một học sinh ngoan, lực học khá dù hơi nghịch ngợm. Tuy nhiên, các thầy cô rất ngưỡng mộ quyết tâm đi học của em. Trong khi nhiều học sinh khác chỉ muốn nghỉ học ở nhà đi nương thì Giang đi học rất đều đặn, bất kể trời nắng hay mưa, chưa bao giờ thầy cô phải đến nhà vận động.

Dù hoàn cảnh khó khăn, bản thân là người khuyết tật nhưng vợ chồng chú Tính vẫn quyết tâm cho con đi học, không để các con nghỉ học đi nương đi rừng. 

"Dù có phải bán thóc, bán trâu hay đi vay mượn để con đi học tôi cũng làm. Tôi không muốn các con cả đời chỉ quanh quẩn ở bản, không biết bên kia ngọn núi có gì như bố mẹ", cô Gia tâm sự. 

Theo VnExpress, ước mơ của Giang là được trở thành một giáo viên giống các thầy cô. Trở thành cô giáo để vận động được nhiều bạn đến trường, biết chữ, để cả bản thoát nghèo.

(Theo Quỳnh Nguyễn/VnExpress)

Xem thêm: Nỗi lòng của người đàn ông gánh cả gia đình nghèo: Chạy vạy từng đồng để "giữ mạng cho vợ", con chưa đi học vì không có tiền

Đọc thêm

Để có tiền cứu vợ, ông Nguyễn Văn Hy đã cố gắng vay mượn khắp nơi. Người đàn ông luống tuổi chia sẻ, dù khó khăn cỡ nào cũng cố gắng hết sức để cứu vợ.

Vợ đổ bệnh nặng, vườn măng cụt chết héo, người đàn ông trung niên rơi vào cảnh lao đao, cần giúp đỡ
0 Bình luận

Cuộc sống khốn khó, không nơi nương tựa, hai chị em Hồng Ước chỉ biết nương tựa vào nhau, ăn mì gói cho qua bữa.

Cuộc sống cơ cực của hai đứa trẻ mồ côi cha, mẹ điên dại
0 Bình luận

Mẹ mất, bố chối bỏ... đó là những mất mát quá lớn khiến cậu bé Thành sống khép kín hơn. Nhưng Thành hiểu chuyện, không khóc đòi mẹ như trước nữa.

Nghẹn lòng cảnh bé trai 6 tuổi mồ côi mẹ, bị cha chối bỏ, sống nương nhờ bà ngoại già yếu bệnh tật
0 Bình luận


Bài mới

Thương em: 14 tuổi oằn lưng gồng gánh bố khuyết tật, tương lai mịt mù

Mẹ bỏ đi khi Lâm vừa tròn 3 tháng tuổi, em sống với ông bà nội già yếu và người bố khuyết tật. Nay ông bà cũng lần lượt qua đời, một mình em gồng gánh bố và đối diện với tương lai mịt mù.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Mẹ nghèo khóc nghẹn vì không kiếm đâu ra tiền tỷ ghép tủy cho con gái

Chị Tuyên khóc nghẹn khi không biết kiếm đâu ra tiền cho con gái ghép tủy để tiếp tục ước mơ giảng đường đại học...

Giới thiệu cuốn sách Hành trình vì hòa bình của cố Thượng tướng, GS-TS Nguyễn Chí Vịnh

Trong dòng chảy hàng nghìn năm của lịch sử Việt Nam, hòa bình luôn là khát vọng cháy bỏng. Khái niệm hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của chiến tranh, mà còn là sự hiện diện của độc lập và tự do.

Bố ung thư lo lắng cho con gái 8 tuổi mắc chứng thận hư

Trong lúc lo lắng chạy chữa chứng bệnh thận hư cho con gái, kinh tế kiệt quệ vì đàn bò bị dịch phải tiêu hủy hết thì người bố lại phát hiện mình mắc bệnh ung thư.

Cha nghèo toàn thân bong tróc đến chảy máu, đau đớn, bất lực nhìn đàn con thơ

Hoàn cảnh nghèo khó, bệnh tật giày vò, đau đớn bất lực là vậy, nhưng người cha nghèo ấy không nghĩ mình sẽ chữa được bệnh, chỉ mong cho các con có bữa cơm no.

Cha mẹ nghèo bất lực nhìn con gái 3 tuổi quằn quại vì căn bệnh xơ gan

Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, tính mạng của bé gái 3 tuổi – Trần Lê Bảo Uyên ngày một mong manh, cha mẹ nghèo hết tiền chạy chữa chỉ biết bất lực cầu cứu.

Góa phụ ung thư khóc ròng khi nghĩ đến người con trai tàn tật

Trong căn trọ xập xệ, bà Bích cố nén cơn đau vì bệnh ung thư. Ở tuổi 58 bà không sợ chết, lòng chỉ lo nghĩ, thương xót cho các con, người thì góa chồng nuôi con thơ, người bị tật nguyền.

Cậu bé 7 tuổi rưng rưng nước mắt xin được ký tên cho chị làm phẫu thuật: Chị em cháu không có bố mẹ, ông bà cũng mất rồi

Câu chuyện nhân văn về hai chị em Triệu Văn Huệ và Triệu Văn An khiến nhiều người không khỏi xót xa xúc động, lớn lên trong nghịch cảnh, thiếu thốn tình yêu thương nhưng hai em vẫn không ngừng nỗ lực, tiến về phía trước.

Mẹ già 80 bất lực nhìn con trai suy thận và con gái bị ung thư

Ở tuổi 80, tóc bạc trắng nhưng bà Mai Thị Sáng vẫn ngày đêm cặm cụi chăm sóc hai người con mắc bệnh nan y, vừa lo chạy vạy tiền bạc cho con chữa bệnh.

Mẹ nghèo kêu cứu vì cạn tiền chữa bệnh ung thư cho con

Gần một năm rưỡi kể từ khi con trai phát bệnh ung thư, vợ chồng chị Vân đã hoàn toàn kiệt quệ tài chính, cả gia đình chỉ còn lại mỗi căn nhà lá đã mục nát.

Bố đơn thân tàn tật nuôi con thơ trong cảnh khốn cùng

Vợ mất vì bệnh tim để lại đứa con thơ cho người chồng câm điếc, khờ khạo, không có khả năng lao động. Tương lai đứa trẻ ngày một mịt mù.

Chàng trai không gia đình nỗ lực chạm tới giấc mơ đại học

Bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên bằng chuỗi ngày được “chuyền” từ nhà này sang nhà khác, chàng trai Phú Yên – Quốc Huy vẫn quyết tâm thi đậu trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Mẹ khờ khạo bất lực cầu cứu vì không có tiền cho con chạy thận

Ở tuổi 70, cơ thể ốm yếu, thường xuyên đau nhức, bà Hồng vẫn phải ngày đêm tất tả lo cho cháu trai 14 tuổi đang bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mồ côi cha, có mẹ khờ khạo.

Cha khiếm thính bất cực cầu cứu giúp đỡ con gái bị u não

Ròng rã 2 năm qua, người cha khiếm thính nhận sửa chữa đồ gia dụng lặt vặt, nhặt nhạnh từng đồng nhưng cũng chẳng đủ tiền cho con chữa u não… nhìn con gái bị bệnh tật dày vò, người cha bất lực cầu cứu.

Phan Lê Kim Ngọc - Người đẹp Tây Đô giàu lòng nhân ái

Hoa khôi Phan Lê Kim Ngọc là Đại sứ Dự án "Em nuôi của Đoàn" - hoạt động chăm lo cho các em thiếu nhi trên địa bàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Gia đình 3 thế hệ bất cựu cầu cứu vì bị vây hãm trong bệnh tật

Một gia đình ở Nghệ An bị bệnh tật bủa bây, chìm trong bế tắc khi vợ bị teo não, chồng mắc ung thư vòng họng, con trai cùng hai cháu nhỏ đều bị thiểu năng trí tuệ.

Đề xuất