Phân biệt người quân tử hay kẻ tiểu nhân chỉ cần nhìn 3 điểm sau sẽ rõ

Bằng cách nhìn thấu một người, ta có thể lựa chọn tiếp tục kết giao hay dừng lại. Muốn phân biệt người quân tử hay kẻ tiểu nhân, chỉ cần nhìn 3 điểm sau sẽ rõ.

Chi Nguyễn
15:00 08/05/2021 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tăng Quốc Phiên, vị trọng thần nổi tiếng vương triều Mãn Thanh từng nói: "Ta thà không biết chữ nhưng nhất định phải hiểu lòng người". Nhìn thấu một người, ta có thể lựa chọn việc tiếp tục kết giao hay dừng lại, tránh ảnh hưởng đến bản thân mình. Muốn phân biệt người quân tử hay kẻ tiểu nhân, chỉ cần nhìn 3 điểm sau sẽ rõ.

Quân tử hòa mà không đồng, tiểu nhân đồng mà không hòa

Người quân tử trong giao tiếp hay đối nhân xử thế đều rất độ lượng, bao dung, dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Thế nhưng, họ luôn giữ được chính kiến, muốn cùng mọi người phát triển, bổ sung lẫn nhau. Họ tuyệt đối không thích nịnh bợ, a dua, càng không thích hùa theo thế lực hắc ám.

3-diem-phan-biet-nguoi-quan-tu-hay-ke-tieu-nhan-ai-cung-nen-biet
Người quân tử luôn giữ được chính kiến, muốn cùng mọi người phát triển

Trái lại, kẻ tiểu nhân thường kết giao dựa vào quyền lợi, thấy kẻ có địa vị thì lập tức làm thân. Để đạt được tư lợi thì họ bề ngoài nhất trí, đoàn kết, nhưng quay lưng lại liền ngấm ngầm xỉa xói, công kích nhau.

Người quân tử không dựa dẫm vào người khác, không biết nịnh bợ, xu nịnh người khác chỉ vì họ giàu và mạnh hơn mình. Kẻ tiểu nhân thường không quan tâm đến chuyện đúng sai, chỉ thấy cái lợi trước mắt. Họ sẵn sàng đeo mặt nạ ngụy trang, giả vờ tốt với mọi người, sau lưng thì không ngại làm tổn thương đối phương chỉ để mình hưởng lợi đầu tiên.

Quân tử cầu mình, tiểu nhân cầu người

Người quân tử dù làm việc gì cũng chỉ dựa vào năng lực và khả năng của chính mình. Với họ, được quý nhân giúp đỡ quả là chuyện tốt, nhưng thế gian có câu "dựa núi núi đổ, dựa người người đi", sau cùng tự mình làm vẫn hơn. Nếu có thất bại, họ đều tự vấn bản thân mình trước, thấy sai thì sửa, tốt thì phát huy. Vì thế, những người làm nên chuyện thường là người quân tử.

Kẻ tiểu nhân thường không chịu nhận lỗi, lúc nào cũng đóng vai nạn nhân, đổ thừa cho người khác. Với họ, việc dùng thủ đoạn, dựa dẫm hay lợi dụng người khác là chuyện thường tình. Thực ra, lợi ích đó chẳng thể dài lâu, con người dù ngu muội đến đâu thì sớm muốn cũng nhìn thấy bản chất tiểu nhân, tìm cách xa lánh để tránh hậu họa.

Quân tử kiên định, không kết bè kéo phái, hòa hợp với mọi người

Muốn biết một người là quân tử hay tiểu nhân, chỉ cần xem anh ta làm việc có hay tính toán so đó không, có vì tư lợi cá nhân mà gây gổ với kẻ khác không. 

Người quân tử không màng danh lợi, đó nào phải sự hèn nhát, thực chất là sự khôn ngoan, sáng suốt. Họ không bao giờ chấp nhận bản thân mình biến chất, lúc nào cũng kiên định với lập trường, có thế mới làm nên chuyện lớn. Thành quả họ đạt được là thuận tình thuận nghĩa, không ai có thể phủ nhận hay cướp đi được.

3-diem-phan-biet-nguoi-quan-tu-hay-ke-tieu-nhan-ai-cung-nen-biet
Kẻ tiểu nhân hay có thói kết bè kéo phái, mặt ngoài ngọt nhạt tình nghĩa nhưng bên trong chỉ vì mục đích riêng tư

Kẻ tiểu nhân hay có thói kết bè kéo phái, mặt ngoài ngọt nhạt tình nghĩa nhưng bên trong chỉ vì mục đích riêng tư. Chơi với nhau vì lợi ích, sau cùng kẻ tiểu nhân sẽ tự hiểu bản chất của nhau mà nghi ngờ, rời bỏ nhau, thậm chí phá hoại lẫn nhau.

Cố nhân có câu: "Vào núi không sợ cọp hại người, chỉ sợ lòng người là con dao hai lưỡi". Sống ở đời, ta phải học cách nhìn thấu tâm địa người khác để bảo vệ chính mình. Dù không thể đọc vị nhân tâm, tối thiểu nhất là phân biệt người quân tử và kẻ tiểu nhân. Ta nên học hỏi từ người tốt và rời xa kẻ xấu, như vậy sẽ đứng vững được trong xã hội này.

Triết lý nhân sinh: Cao sơn vô ngữ, thâm thủy vô ba

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận