Với thiên hạ - đàn ông khóc là kẻ hèn, với Lưu Bị - đàn ông biết khóc vận mệnh không tồi: Khóc cũng là 1 loại mưu lược

Đã là anh hùng "đầu đội trời chân đạp đất" thì phải mạnh mẽ kiên cường, chứ chẳng ai động tí là rơi lệ. Thế nhưng, với Lưu Bị, đàn ông biết khóc vận mệnh không tồi. Và vị quân chủ này đã chứng minh điều đó bằng chính những giọt nước mắt của mình...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tam Quốc là thời kỳ tranh hùng tranh bá, anh hùng xuất hiện nhiều không kể xiết. Trong đó, 3 vị quân chủ của Ngụy - Thục - Ngô là tài năng nhất, thu phục được nhiều nhân tài, xưng bá mỗi người một phương.

Nếu nói, Tào Tháo hưởng cái lợi của Thiên tử, Tôn Quyền có cái lợi địa lý, vậy khi Lưu Bị xưng bá, đó được xem là truyền kỳ, xưa nay hiếm có. 

Hào kiệt trong thời loạn thế, hoặc là dũng mãnh như Hạng Vũ, hoặc là hùng tài đại lược như Tần Thủy Hoàng, hoặc là gian hùng khôn khéo như Tào Tháo... Dựa vào dũng để lập thân, dùng cái đầu để tại vị, rồi dùng khả năng thống trị để tạo ra huy hoàng. 

Thế nhưng có một người khác biệt, đó chính là Lưu Bị. Trong mắt nhiều người, cả trí lẫn dũng của Lưu Bị đều không bằng các đối thủ khác. Thế mà ông lại nắm trong tay 1/3 thiên hạ. Căn nguyên nằm ở chỗ, ông "BIẾT KHÓC".

Voi-Luu-Bi-khoc-cung-la-mot-loai-muu-luoc

Có người nói rằng, giang sơn của Lưu Bị có được là nhờ ông biết khóc. Ngay cả nhà phê bình văn học Mao Zonggang cũng nói: "Tiên chủ luôn rất giỏi trong việc khóc. Cơ nghiệp của tiên chủ, một nửa là nhờ khóc mà thành".

Có thể thấy, với Lưu Bị khóc không chỉ là để bộc lộ cảm xúc, khóc còn là mưu lược, một sự cao minh mà không phải anh hùng nào cũng làm được. 

Khóc được lòng người

Khóc thì ai cũng biết nhưng để khóc mà đạt được mục đích thì không phải ai cũng làm được. Người biết khóc, khóc vào lòng người, khóc tới một cái độ, khóc cho tới khi thấy kết quả mà họ muốn thấy, đó là đỉnh cao.

Người không biết cách khóc thì dù có chảy ra bao nhiêu nước mắt thì cũng vô ích. Ngược lại còn bị gắn cái mác "yếu đuối", không xứng làm anh hùng trong thiên hạ.

Nhưng Lưu Bị không chỉ biết khóc mà còn khóc rất giỏi. Nhờ khóc mà ông có được lòng người...

Lịch sử Trung Quốc mấy ngàn năm, ngoài truyền thuyết Mạnh Khương Nữ vì chồng mất khi xây Vạn Lý Trường Thành đã than khóc và làm sụp đổ một góc thành ra, làm gì có ai khóc một cách mãnh liệt như Lưu Bị tới vậy?

Khóc ở Tương Dương, tiếng khóc của tình thâm nghĩa nặng, dân chúng trong thành ai cũng nguyện đi theo. Khóc ở Hán Dương, tiếng khóc đau khổ tuyệt vọng, lấy được lòng người dân 9 quận Kinh Tương. 

Kiến An năm thứ 12, Tào Tháo đánh xuống phía Nam, công kích Kinh Châu. Lưu Biểu bệnh mất, Lưu Tông không đánh mà hàng, Kinh Châu lúc này ngàn cân treo sợi tóc.

Đối mặt với quân Tào hung hãn, Lưu Bị không muốn bỏ chạy một mình mà chọn cùng bách tính trong thành vượt sông Tương Dương nương náu. Bách tính  trong thành người già trẻ nhỏ, bị ép rời bỏ nhà cửa, lòng ai cũng đầy một bầu trời ai oán. Lưu Bị đứng trên thuyền trông thấy cảnh này, vô cùng đau xót, không kìm được khóc lớn:

"Chỉ vì ta mà bách tính rơi vào cảnh đại nạn như này, ta còn sống để làm cái gì!".

Voi-Luu-Bi-khoc-cung-la-mot-loai-muu-luoc-8

Nói xong, Lưu Bị định quay người nhảy xuống sông. Nhưng người xung quanh đã vội ngăn lại, khuyên Lưu Bị nên lấy đại nghiệp làm trọng, đừng coi nhẹ mạng sống như vậy.

Lưu Bị tuy không chết nhưng hành động của ông đã cảm động được những người mạnh mẽ nhất. Nước mắt của ông lúc này, không yếu đuối, cũng không phải sợ hãi, mà là sự đồng cảm với bách tính. Bách tính phải lưu lạc, Lưu Bị cảm thấy bất lực…

Nước mắt của Lưu Bị, là nước mắt của kẻ nhân từ, mỗi một giọt đều có thể lay động lòng người. Có quân địch đuổi theo phía sau, phía trước lại là sông lớn, sinh tử chỉ cách nhau một sợi chỉ.

Thuộc hạ khuyên bỏ lại bách tính, rời đi trước. Nhưng Lưu Bị cự tuyệt, rồi thốt lên câu lay động lòng người: "Nam tử hán muốn nên nghiệp lớn phải lấy dân làm gốc, nay người dân đều nguyện một lòng theo ta, ta làm sao có thể nỡ lòng bỏ họ mà đi!". Lưu Bị cũng thề chết không từ bỏ bách tính, bách tính thề chết đi theo Lưu Bị.

Cuốn Lễ ký có nói: "Quân tử gặp lợi không bỏ nghĩa, dù có chết cũng vẫn luôn trung thành", Lưu Bị chính là người như vậy.

Lưu Bị biết khóc, biết bất lực, biết tổn thương, nhưng quyết không phản bội chữ tâm, chữ đức. Những giọt nước mắt của ông biến thành lời mào về lòng tốt, nó triệt để thu hút được lòng người.

Khóc được nhân tài

Nếu nói cuộc đời Lưu Bị là bức tranh phong cảnh hùng vĩ thì Gia Cát Lượng chính là nét chấm phá hoàn hảo. Câu chuyện Lưu Bị 3 lần đích thân đi mời Khổng Minh xuống núi, nếu ai fan của Tam Quốc diễn nghĩa thì đều rất quen thuộc. Nhưng có một điều mà có lẽ nhiều người không biết, đó là Gia Cát Lượng rời Long Trung, cũng một phần liên quan đến những giọt nước mắt của Lưu Bị.

Lưu Bị vốn có một quân sư tên Từ Thứ, ông nổi tiếng là một người con vô cùng có hiếu. Từ Thứ từng giúp Lưu Bị đánh thắng nhiều trận, cũng vì vậy mà Tào Tháo để mắt đến. 

Vì muốn chiêu mộ Từ Thứ mà Tào Tháo sai người đi "đón" mẹ của Từ Thứ về địa phận của mình. Bất lực, Từ Thứ chỉ có thể rời Lưu Bị theo tới Tào doanh tìm mẹ. Lúc tiễn Từ Thứ đi, Lưu Bị không phẫn nộ chỉ điềm đạm tiễn biệt như tiễn 1 người bạn. Kể cả khi Từ Thứ đã đi xa, Lưu Bị vẫn quyến luyến, hai mắt đỏ hoe. 

Từ Thứ bị thâm tình của Lưu Bị cảm động. Vì vậy mà đã đi được nửa đường vẫn quay lại, giới thiệu Gia Cát Lượng cho Lưu Bị. Nước mắt của Lưu Bị vừa hay đánh động vào chỗ yếu của Từ Thứ - ra đi về phía địch, không những không bị ghi hận, mà còn có được chân tình.

Lưu Bị vừa khóc, Từ Thứ giới thiệu cho ông Gia Cát, Lưu Bị vừa khóc, có được Khổng Minh, cánh tay đắc lực nguyện dùng cả đời để phò tá Hán thất.

Voi-Luu-Bi-khoc-cung-la-mot-loai-muu-luoc-5

Không chỉ có Gia Cát Lượng mà cả Triệu Vân cũng nhờ Lưu Bị khóc mà có được. Lưu Bị gặp Triệu Tử Long ở chỗ của Công Tôn Toản. Khi ấy, Toản bị Viên Thiệu bao vây, Lưu Bị dẫn quân đi cứu giúp.

Trong thời gian này, Lưu Bị quen Triệu Vân, đồng thời cũng cảm thấy hai người có cùng chí hướng, hợp nhau. Lúc chia tay, Lưu Bị không nỡ buông tay, mắt đỏ hoe, không nỡ xa. Điều này đã để lại ấn tượng rất sâu đậm trong lòng Triệu Vân.

Sau cuộc gặp gỡ, tình cảm sâu nặng hơn. Mỗi một lần xa nhau là lại chia tay với rượu và nước mắt; mỗi một lần rơi lệ lại là một lần đánh động vào lòng của Triệu Vân, khiến Triệu Vân ngày một cảm thấy khăng khít. Sau này, trải qua một vài biến cố, Triệu Vân chính thức về dưới trướng của Lưu Bị, chân thành nói với chủ tử:

"Vân bôn ba tứ phương, chưa gặp được quân chủ nào như Ngài. Nay có duyên gặp gỡ, Vân nguyện theo Ngài cả đời, dù thịt nát xương tan, cũng không hối hận".

Với Triệu Vân, Lưu Bị không chỉ là Bá Lạc, người biết tán thưởng cái tài của mình, mà còn là tri kỷ hết lòng vì nhau. Chính những lần rơi lệ chân thành đã giúp Lưu Bị có được 1 tướng tài và 1 quân sư đỉnh cao.

Chính sử viết gì về tài của Lưu Bị?

Trong Tam quốc diễn nghĩa, Lưu Bị chiến thắng tuyệt đối nhờ biết khóc. Lưu Bị khóc mà làm nên đại nghiệp. 

Thế nhưng trong các bản sử sách, Lưu Bị không phải là người mau nước mắt như vậy. Ông là 1 chân hào kiệt mạnh mẽ, khôn ngoan, cái tên "Chiêu Liệt" cũng để nói lên điều này.

"Chiêu" là minh, là sáng suốt; liệt là mạnh mẽ, quyết liệt. Khôn ngoan và mạnh mẽ, chính là hai tính từ để miêu tả Lưu Bị rõ nét nhất.

Voi-Luu-Bi-khoc-cung-la-mot-loai-muu-luoc-3

Lưu Bị đầu quân cho Tào Tháo, Tào Tháo "đi cũng cho cùng kiệu, ngồi cũng ngồi cùng ghế", còn gọi Bị là "anh hùng thiên hạ". Lưu Bị đầu quân cho Viên Thiệu, Thiệu cũng lập tức đích thân ra ngoài Nghiệp Thành 200m nghênh đón. 

Lưu Bị đầu quân cho Lưu Biểu thì người này tiếp đã với lễ tiết thượng binh, ngay cả các hào kiệt Kinh Châu cũng âm thầm đứng về phía của Lưu Bị.

Bạn bè tôn trọng, địch thủ tôn trọng, binh sĩ tôn trọng, chư hầu tôn trọng, tất cả đủ nói lên một điều rằng: Lưu Bị là một người đáng để tôn trọng.

Nói thế để biết, người như vậy không hề yếu đuối. Thực ra, giang sơn của Lưu Bị có được không phải nhờ khóc mà bởi sự kiên cường, tài trí, nguyên tắc xử thế với chữ "nhân" làm đầu. 

Xem thêm: Yếu tố then chốt giúp Lưu Bị từ kẻ bán giày cỏ trở thành hoàng đế: Ai làm lãnh đạo cũng cần học hỏi

Đọc thêm

Lưu Bị từng lang bạt nhiều nơi, thậm chí còn thay chủ như thay áo, vậy vì sao ông không hề bị mang điều tiếng bất nghĩa mà còn được chư hầu săn đón?

Lưu Bị thay chủ như thay áo, vì sao các chư hầu vẫn đua nhau săn đón?
0 Bình luận

Một số người cho rằng, nếu như Lưu Bị giữ chân được 3 nhân tài này, có lẽ Kinh Châu sẽ không mất, lại còn có thể thống nhất thiên hạ.

3 nhân tài khiến Lưu Bị tiếc nuối cả đời vì bỏ lỡ, có người ngang tài với Gia Cát Lượng
0 Bình luận

Lưu Bang xuất thân là một kẻ lang thang khốn khó, cuối cùng lại có thể rời sông chuyển núi, thống nhất thiên hạ, trở thành hoàng đế, còn Lưu Bị lại thất bại ê chề.

Cùng chiếm được Tây Thục, vì sao Lưu Bang lại làm nên đại nghiệp còn Lưu Bị thì không?
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất