Yếu tố then chốt giúp Lưu Bị từ kẻ bán giày cỏ trở thành hoàng đế: Ai làm lãnh đạo cũng cần học hỏi

Cho đến nay, Lưu Bị vẫn là tượng đài bất hủ về cách nhìn người và dùng người. Nhờ đôi mắt tinh tường này mà ông đã phát hiện, chiêu một nhiều nhân tài xuất sắc. Và cũng nhờ tài nghệ này mà ông từ kẻ bán giày cỏ trở thành Hoàng đến lưu danh sử sách.

Đỗ Thu Nga
11:00 04/01/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong Tam Quốc có nhiều câu chuyện đáng để hậu thế thảo luận, cũng có rất nhiều nhân vật đáng để chúng ta nghiên cứu, bàn luận. Hơn nữa, những câu chuyện, những nhân vật này đều vô cùng thú vị, giúp chúng ta học hỏi được nhiều điều. 

Ví dụ như Lưu Bị, ông xuất thân nghèo khó, không phải thuộc dòng con công cháu phượng. Vì hoàn cảnh mà phải đi bán giày cỏ. Nhưng về sau lại trở thành vua một nước, vang danh sử sách muôn đời.

Vậy nhờ đâu mà ông làm nên được thành tựu hơn người đó? Sau này, hậu thế nghiên cứu và đúc rút ra rằng, thành tựu lúc sinh thời mà Lưu Bị có được đều nhờ 1 yếu tố: Đó là các nhìn người và dùng người tài tình của ông.

Yeu-to-giup-Luu-Bi-tu-ke-ban-giay-co-tro-thanh-hoang-den-la-gi-7
Lưu Bị và Tào Tháo là hai quân chủ chiêu mộ được nhiều nhân tài thời Tam Quốc

Nhắc đến cách nhìn người và dùng người của Lưu Bị thì cần so sánh một chút với nhân vật tài năng không hề thua kém là Tào Tháo. Trong Tam Quốc, Lưu Bị và Tào Tháo đều giỏi phát hiện, chiêu mộ, trọng dụng hiền tài. 

Nếu chỉ so sánh bề ngoài tương quan lực lượng thì đa phần đều nói Tào Tháo mới là người giỏi chiêu mộ và sử dụng thiên tài. Nhưng thực tế, tuy nhân tài của Tào Tháo nhiều nhưng vì Tào Tháo là thế lực mạnh nhất Tam Quốc nên hiền tài cũng tự động đến đầu quân dưới trướng Tào Tháo.

So sánh đúng ra thì Lưu Bị mới là người có mắt nhìn người, dùng người tinh tường. Nhân tài dưới trướng đều do ông phát hiện, chiêu mộ. Vì thế, thực lực của Lưu Bị mới là mạnh nhất.

Lưu Bị nhìn người và dùng người một cách hợp lý

Biết nhìn người là có khả năng nhận ra phẩm chất đạo đức và tài năng của người đó, hiểu rõ về họ. Dùng người là dựa vào ưu nhược điểm của người đó để phân công, bổ nhiệm họ vào từng vị trí phù hợp nhất, để họ phát huy được khả năng tiềm ẩn của mình. 

Điều này có nghĩa là, người lãnh đạo không phải người đích thân đi xử lý mọi việc, mà là người hiểu được ưu khuyết điểm của cấp dưới, đặt họ vào những vị trí thích hợp để phát huy tài năng ở mức độ cao nhất.

Yeu-to-giup-Luu-Bi-tu-ke-ban-giay-co-tro-thanh-hoang-den-la-gi-6

Lưu Bị chính là một lãnh đạo như thế. Ông hiểu thuộc hạ của mình. Ngoài Quan Vũ và Trương Phi là anh em kết nghĩa của ông, những người khác cũng được ông sắp xếp hết sức thoả đáng.

Lưu Bị biết đặt thuộc hạ của mình vào những vị trí thích hợp để họ phát huy được tài năng. Và cũng nhờ sự sắp xếp đó mà nước Thục mới giành được hàng loạt thắng lợi.

Phải nói, Lưu Bị là người rất trọng tình nghĩa

Có thể thấp tập đoàn chính trị nhà Thục Hán đều thề chết một lòng với Lưu Bị, mức độ trung thành đánh giá một cách tổng thể là đứng đầu các quốc gia khi ấy. Bởi Lưu Bị vô cùng tốt với các thuộc hạ của mình, ông coi họ như anh em trong nhà.

Sử sách cũng từng chép nhiều câu chuyện về việc Lưu bị trọng tình nghĩa nên mới lôi kéo được nhân tài. Nhưng đây cũng chính là thiếu xót của ông. Chính vì ông coi trọng tình nghĩa một cách quá mức nên có lúc ông đã hành động theo cảm tính, đặc biệt là trong trận Di Lăng, đánh Đông Ngô báo thù cho Quan Vũ, hậu quả là mất đi giang sơn gây dựng hơn nửa cuộc đời mới có được và sau đó đổ bệnh rồi qua đời.

Yeu-to-giup-Luu-Bi-tu-ke-ban-giay-co-tro-thanh-hoang-den-la-gi-3
Ba anh em Lưu Bị trên phim

Lưu Bị không nghi ngờ những người mình dùng

Nếu nói về tài năng mưu lược, Lưu Bị không sánh được Tào Tháo và Tôn Quyền, nhưng ông làm việc không nghi ngờ thuộc hạ. Với những văn thần võ tướng dưới trướng, ông đều tin tưởng. Hơn nữa có thể giao cho thuộc hạ của mình đầy đủ quyền lợi, đây cũng là một điểm thành công trong việc dùng người của ông.

Ví dụ, sau khi Lưu Bị mời Gia Cát Lượng xuống núi, ông đã giao nhiều việc lớn cho quân sư, rất hiếm khi can dự vào quyết định của Gia Cát Lượng. Như vậy mới thấy mưu thần xuất sắc nhất thời bất giờ có cơ hội phát huy tài năng.

Thậm chí Lưu Bị còn gửi gắm con trai mình cho Gia Cát Lượng chăm sóc. Điều này chứng tỏ tình cảm giữa hai người rất tốt đẹp. Càng chứng tỏ được rằng ông vô cùng tin tưởng Gia Cát Lượng.

Nhờ có phẩm chất trên mà Lưu Bị lôi kéo được rất nhiều nhân tài về bên mình. Tuy cuối cùng Lưu Bị không đạt được thành tựu phục hưng nhà Hán nhưng ông đã có thể làm vua một nước. Có thể nói, những thành tựu ấy nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của ông và cách nhìn người, dùng người tinh thường.

Các nhà lãnh đạo bây giờ, muốn làm nên nghiệp lớn, trước tiên hãy học cách nhìn người và dùng người tinh tường như Lưu Bị.

Xem thêm: Cùng chiếm được Tây Thục, vì sao Lưu Bang lại làm nên đại nghiệp còn Lưu Bị thì không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận