Vì sao người xua kiêng vía phụ nữ?
Người xưa hay kiêng vía phụ nữ, liệu có phải vì trọng nam khinh nữ không?

Vía là gì?
Trong quan niệm dân gian con người có phần xác và phần phi vật chất. Trong đó phần phi vật chất có hồn có vía. Vía còn gọi là phách. Theo đó thì số vía tương ứng với số khiếu (lỗ tự nhiên) trên cơ thể. Nam giới được cho có 7 vía ứng với hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng. Trong khi đó nữ giới lại được cho là có 9 vía bởi vì ngoài 7 vía giống nam thì có thêm 2 vía mang đặc trưng giới tính là ngực để nuôi con và cơ quan sinh dục để sinh đẻ. Các em gái chưa có chồng hoặc khi phụ nữ già thì cũng sẽ nhẹ vía như nam giới bởi cơ quan sinh dục và chức năng cho con bú không còn.
Tại sao kiêng vía đàn bà?
Vì quan niệm vía như trên nên trong dân gian, đàn bà hay bị cho là nặng vía hơn nam giới. Nặng vía thì hay mang theo xui rủi. Nặng vía thì hay át vía người khác. Do đó nên phụ nữ bị cho là nặng vía hơn nam giới. Thế nên hay bị kiêng. Theo quan niệm trên thì các em gái đồng trinh và bé gái cũng chỉ 7 vía như đàn ông. Chính vì thế nên có nhiều trường hợp đàn bà đã kết hôn bị kiêng nhưng những em gái đồng trinh thì không bị kiêng. Và cũng vì thế nên các bà già cũng ít bị kiêng vía hơn là đàn bà trong độ tuổi sinh đẻ.

Những kiểu kiêng đàn bà nặng vía, bạn nên lưu ý
Việc kiêng đàn bà nặng vía cũng một phần do quan điểm trọng nam khinh nữ, rằng phụ nữ không được làm các việc quan trọng. Thực tế cũng chưa có khoa học nào chứng minh đàn bà vì nhiều vía, vì nặng vía mà không đẹp phong thủy như đàn ông. Những kiêng kỵ từ trước tới nay vẫn xuất phát từ truyền miệng dân gian.
Vì nữ bị cho là nặng vía nên dân gian sợ phụ nữ làm những việc lớn, sợ phụ nữ là người dẫn đầu, là lãnh đạo.
Dân gian kiêng phụ nữ xông nhà, phụ nữ lãnh đạo, sợ ra ngõ gặp đàn bà, đàn bà không được tham gia khiêng kiệu tế lễ thần thánh... Ý dân gian cho rằng phụ nữ mà làm thì không tốt và gặp phụ nữ là điềm báo không lành.
Mặc dù không có khoa học lý giải nhưng dân gian vẫn lưu truyền điều đó và nhiều người vẫn tin. Để không gặp tình huống khó xử hoặc bị dị nghị, bị "đốt vía" thì chị em phụ nữ nên chú ý.
Chị em phụ nữ nên tế nhị chú ý điều này khi đi đứng, khi tới một gia đình khác, khi xuất hiện trong những dịp đặc biệt để tránh mình bị mang tiếng là mang vía xui tới cho người khác, tránh bị nói là "đồ nặng vía".
Chính vì thế nên người kinh doanh buôn bán hay kiêng phụ nữ mở hàng, kiêng bước chân ra ngõ gặp gái, kiêng phụ nữ xông nhà...Tuy nhiên trong xã hội hiện đại những quan niệm này cũng dần được phá bỏ. Tuy nhiên trong nghi thức tâm linh như gọi hồn thì vẫn không thể làm sai đó là khi gọi hồn vía thì đàn ông gọi 3 hôn 7 vía nhưng đàn bà phải gọi 3 hồn 9 vía.
(Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm)
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "giường dựa 2 vách, gia đình không ốm đau cũng hoạn nạn"?
Đọc thêm
Loài cây mà người xưa nhắc tới là cây đèn lồng, còn được gọi là hoa chuông. Cây đèn lồng nở hoa quanh năm mang lại không khí tươi vui.
Người xưa cho rằng, ánh sáng là yếu tố rất quan trọng đối với phong thủy nhà ở. Vị trí nào càng sáng thì càng nguy hại.
Người xưa rất coi trọng nhân tướng học. Theo họ, người phụ nữ có những nét tướng này sẽ vượng phu ích tử, gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.