Vì sao người xưa dặn "tháng 5 kiêng xây nhà, tháng 6 kiêng chuyển nhà"?
Tháng 5 và tháng 6 có điều gì nằm trong đại kỵ phong thủy mà người xưa nhắc "tháng 5 kiêng xây nhà, tháng 6 kiêng chuyển nhà"?

Vì sao "tháng 5 kiêng xây nhà"?
Từ xưa đến nay, xây nhà vẫn luôn được coi là việc trọng đại, bởi an cư thì mới lạc nghiệp. Vậy nên có nhiều lưu ý, kiêng kỵ cần phải tránh để hạn chế điều xui xẻo có thể xảy ra với cuộc sống sau này.
Ở nhiều vùng, người dân cho rằng tháng 5 âm lịch là tháng không mấy cát lành. Đặc biệt, ngày 5/5 âm lịch còn được coi là ngày xấu. Hẳn ai cũng biết, đây chính là Tết Đoan Ngọ, vậy cớ sao lại gọi là ngày xấu?
Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường dán tranh ngũ độc, treo thần phù, treo lá ngải hoặc xương rồng… vào trước cửa để ngăn chặn “ngũ độc” vào nhà. “Ngũ độc” ở đây chính là 5 con vật: rắn, nhện, rết, bọ cạp, rùa.
Mục đích của việc ngăn chặn “ngũ độc” hay các loại sâu bọ là để chúng không làm ảnh hưởng đến ngôi nhà đang sinh sống và sức khỏe con người. Những con vật nhỏ bé này nhưng lại có thể đục khoét khiến ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng.

Bên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng, tháng 5 âm lịch là tháng Cửu độc, do trong tháng có 9 ngày khiến cơ thể dễ bị tổn hao nguyên khí. Bởi thế, việc xây dựng nhà cửa trong thời điểm này có thể mang tới điều xui xẻo, nên tránh.
Tháng 5 âm lịch là thời điểm mùa mưa bắt đầu. Mưa lớn, dài ngày sẽ ảnh hưởng đến tiến độ xây nhà. Vậy nên, nhiều người thường lựa chọn xây nhà vào khoảng tháng 8 đến tháng 12, khi đó thời gian ban ngày dài và thời tiết hanh khô, ít mưa nên rất thích hợp.
Phát âm tiếng Hán của số 5 lại đồng âm với từ Vô (không có gì), cho nên tháng 5 mà xây nhà thì sẽ vô phúc, không may mắn.
Vì sao "tháng 6 không chuyển nhà"?
Ngày xưa các phương tiện di chuyển như xe máy, ô tô còn chưa phổ biến. Vận chuyển đồ đạc chủ yếu bằng cách đi bộ, dùng bò hoặc ngựa kéo xe thô sơ… việc di chuyển hết sức khó khăn và vất vả.

Tháng 6 trời nắng như đổ lửa, ngồi một chỗ thôi đã thấy bức bối, ngột ngạt rồi chứ chưa nói đến việc phải đi một quãng đường dài và mang theo nhiều đồ đạc bên người.
Không chỉ tháng 6, người xưa còn khuyên không nên chuyển nhà vào tháng 12. Bởi đây là thời gian mùa đông lạnh giá, chuyển nhà sẽ gặp nhiều bất tiện, khó khăn.
Xem thêm: Vì sao người xưa nói "đàn ông sợ nhầm nghề, đàn bà sợ nhầm chồng"?
Đọc thêm
Người xưa khuyên, nên bảo trì tâm thái bình tĩnh, cảm xúc đừng quá mừng quá bi bởi sự tình thay đổi nhanh chóng, ấy mới được tính là người có trí tuệ.
"Trồng cây cảnh ở 3 nơi, hoa héo, người ốm, tài lộc thất thoát" - 3 nơi mà người xưa muốn nhắc đến là gì?
Chỉ cần nhìn những đặc điểm này, bạn sẽ lựa chọn được chú chó khôn.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.