Vị bác sĩ tận tâm sẵn sàng trèo đèo lội suối chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa
Nhiều năm qua, bác sĩ Nguyễn Đức Vũ (Đắk Lắk) không quản khó khăn mà miệt mài trèo đèo, lội suối đi khám chữa bệnh cho người nghèo.

Trải qua nhiều gian khổ, bắt đầu tư tuyến y tế xã, nay bác sĩ Nguyễn Đức Vũ đã trở thành Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện K'Rông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Nhiều năm troi qua, vị bác sĩ ấy vẫn luôn giữ nguyên niềm đam mê và cái tâm với nghề y. Anh nói: "Muốn gắn bó nơi hẻo lánh nhất thì phải chinh phục, thu nhận nhiều tri thức nhất. Lao vào chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân là việc tự thân phải làm".
Từ khi còn nhỏ, anh đã bị ám ảnh với những cái chết do dịch bệnh ở Tây Nguyên, trong đó có rất nhiều trẻ nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ. Cũng từ ấy, trong lòng anh bừng lên khát khao học làm thầy thuốc, hi vọng có thế khám chữa bệnh cho bà con vùng sâu, vùng xa.

Lớn hơn một chút, anh theo cha mẹ từ Đà Nẵng vào làm kinh tế mới trong Đắk Lắk. Mỗi ngày, anh miệt mài băng qua những cơn mưa rừng tê tái, đường đất khó đi để kiếm chữ. Sau nhiều năm, anh đã trở thành bác sĩ gắn bó với các buôn làng ở K'Rông Bông và xem đó như quê hương thứ 2 của mình.
10 năm trước, đường xá nơi đây còn lởm chởm, đến người bản địa còn gặp khó. Không phải lúc nào cũng có con đường thuận tiện, các bác sĩ như anh Vũ thường xuyên chạy bộ vượt núi, luồn rừng, đi đến mòn vẹt cả giày dép. Hiểu rõ tâm lý một số đồng bào dân tộc khi bệnh nặng mới tìm đến phòng khám, đến bệnh viện, trạm y tế nên anh dặn các già làng nếu thấy trong buôn mình ai mệt mỏi thì báo ngay để anh tìm đến chữa trị kịp thời.
Để có thể khám chữa tốt hơn cho bà con, anh tiếp tục học lên chuyên khoa I, chuyên khoa II. Hồi tháng 2 vừa qua, gần ngày Thầy thuốc Việt Nam, anh vẫn "đi như thoi" mỗi khi nghe tin ở đâu có người bệnh. Bác sĩ Vũ bộc bạch: "Tôi học lên bác sĩ chuyên khoa II, làm phó giám đốc Trung tâm y tế K'Rông Bông được phân công phụ trách các trạm y tế xã/thị trấn. Mà vùng đất này còn gian nan, nếu bản thân hay bất kỳ đồng nghiệp nào không yêu nghề một cách mãnh liệt thì khó bám trụ được".

Mùa dịch vừa qua, bác sĩ Nguyễn Đức Vũ hăng hái tham gia tuyến đầu chống dịch. Anh kể: "K'Rông Bông không chỉ 'nóng' bởi COVID-19 mà còn có bạch hầu. Một minh chứng sống động từ thực tế là giữa muôn trùng gian khó nhưng lãnh đạo ngành y tế địa phương cũng như các cấp chính quyền cùng hệ thống thầy thuốc, nhân viên y tế từ trên xuống dưới đồng tâm, dốc sức thì dịch bệnh đã được khống chế. Nhiều địa điểm xảy ra dịch bệnh, giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk hay lãnh đạo huyện K'Rông Bông cũng đến tận nơi để nắm bắt, chỉ đạo".
Tuy đi làm mệt mỏi, nhưng cả anh và các đồng nghiệp không ai nghĩ tới chuyện bỏ cuộc. Anh nói: "Mắt ai cũng cay xè, thèm một giấc ngủ nhưng rồi chỉ cho phép mình giải lao trong chớp nhoáng vì ai cũng tự nhắc mình cuộc chiến đấu với dịch bệnh này, không cho phép mình được mệt".

Khi bà con ở Ea Rớt, K'Rông Bông gặp khó, anh cùng các y bác sĩ lại lên đường tiếp tế, cứu người. Đường bộ sạt lở, để vào được Ea Rớt chỉ còn cách ngược về phía huyện Ea Kar để dùng xuồng, thuyền đi qua một lòng hồ nước sâu và đục để tiếp cận Ea Rớt. Dù nguy hiểm, nhưng tâm niệm "người dân Ea Rớt đang cần mình", đoàn 40 người gồm lãnh đạo huyện K'Rông Bông và các y bác sĩ vẫn quyết tâm xông pha.
Anh nhớ lại: "Chòng chành, chênh vênh đến một tiếng rưỡi thì cũng cập bờ được phía Ea Rớt. Chúng tôi lại tiếp tục cõng các dụng cụ mang theo vào các buôn. Đoàn ai cũng thấm mệt nhưng "sốc" lại tinh thần vừa tiêm chủng vừa tư vấn khám bệnh, test nhanh gần như... xuyên đêm. Vì đoàn đông nên phải chia ra mấy điểm để nấu cơm ăn với buôn/làng. Có tốp thầy thuốc phải cuốc bộ qua mấy quả đồi mới đến được nơi ăn cơm vì đặc thù ở đây dân cư thưa thớt".

Bác sĩ Thanh Dũng (Trạm y tế xã Yang Reh) chia sẻ: "Bác sĩ Vũ dốc hết tâm huyết vì y tế vùng sâu. Làm quản lý nhưng nơi đâu có dịch bệnh là có mặt anh ở đó, dù bất kể thời gian nào. Vậy nên, nhân viên y tế tại các thôn, buôn cũng thấy như được cổ vũ mạnh mẽ hơn, hăng say chăm sóc sức khỏe nhân dân, xem đó như người thân ruột thịt của mình vậy".
Vất vả, gian nan là thế, nhưng anh Vũ chẳng quản ngại. Với anh, thấy cuộc sống của bà con chuyển biến tốt hơn, đời sống được nâng cao hơn chính là "liều thuốc" hữu hiệu xua tan bao nhọc nhằn.
Theo Hà Văn Đạo/Sức khỏe & Đời sống
Xem thêm: Tuổi thơ nghèo khó sống nhờ tình thương yêu của bà con, người đàn ông quyết tâm trả ơn đời
Đọc thêm
Người ta gọi anh Lê Xuân Huy là "người hùng xe buýt" bởi những hành động hào hiệp của anh trong 4 năm qua, như tặng tiền cho khách hay tham gia bắt cướp.
Thấy nhiều xe máy của các bạn sinh viên bị hỏng do thời gian dài nghỉ dịch, 10x Trần Thiện Tín đã lập đội sửa xe miễn phí.
Hơn 5 năm qua, cô giáo khuyết tật Nguyễn Thị Minh Tâm vẫn mệt mài làm thiện nguyện, vận động hiến tóc tặng bệnh nhân ung thư.
Tin liên quan
Về kịch bản thị trường chứng khoán trong tháng 3, ABS dự đoán VN-Index sẽ có nhiều biến động, nhà đầu tư cần lưu ý.
Phật dạy, để thoát nghèo thành công, trước tiên bạn cần chấp nhận thực tế "mình nghèo", sau đó lấy nó làm động lực để cố gắng vươn lên, tốt hơn mỗi ngày.
Từ 15h chiều nay, mỗi lít xăng RON 95 đã tăng lên gần 3.000 đồng, gần tới mốc 30.000 đồng. Đây là mức giá cao nhất kể từ trước đến nay.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.