Từ cuộc thi bơi của thầy giáo người Do Thái đến bài học về thành công: Mục tiêu rõ ràng khiến ta không chùn bước
Từ câu chuyện về cuộc thi bơi của thầy giáo người Do Thái, ta thấm thía rằng không có mục tiêu rõ ràng, ta dễ chùn bước và bỏ cuộc.

Cuộc thi bơi của thầy giáo người Do Thái
Ngày xưa, ở một trường học cho người Do Thái, thầy giáo nọ đã đưa các học sinh của mình tới vịnh nhỏ để thi bơi trong ngày lặng gió. Ông nói, các nam sinh khỏe mạnh và bơi giỏi hay thi bơi xem ai là người có thể bơi xa nhất. Nghe vậy, một số nam sinh liền lao mình vào dòng nước mát và bơi. Trên bờ lúc này còn một số em không biết làm gì, bối rối đứng trên bờ và không tham gia thử thách của thầy.

Thầy giáo Do Thái lúc này mới lên thuyền, chèo theo sau các nam sinh đang bơi trong dòng nước biển xanh ngắt. Bơi chưa đến nửa dặm, các nam sinh vốn bơi giỏi kia quyết định bỏ cuộc, từng người một trèo lên thuyền của thầy. Tất cả đều cảm thấy kiệt sức, nói rằng không thể bơi tiếp được nữa. Thấy vậy, người thầy chỉ cười và tiếp tục chèo thuyền ra xa bờ.
Khi thuyền ra cách bờ khoảng 1 dặm, thầy giáo đột ngột dừng thuyền, hoảng hốt nói rằng thuyền sắp chìm. Ông ra lệnh cho các em học sinh của mình nhảy ra khỏi thuyền và bơi vào bờ ngay lập tức.
Thấy con thuyền nặng nề như chìm dần trong làn nước, các học trò liền sợ hãi nhảy ngay xuống biển, cố bơi vào bờ mà không ngoái đầu trở lại. Người thầy liền chậm rãi chèo con thuyền đi theo sau, giữ một khoảng cách vừa đủ để vừa quan sát, vừa hỗ trợ khi cần thiết.

Sau khi các em học sinh đã lên bờ, thầy giáo mới lại gần đám học trò của mình mà đặt câu hỏi. Với những học trò khong dám bơi, ông hỏi rằng: "Vì sao các em không tham gia?". Những học sinh này nói rằng, họ thấy biển rộng mênh mông, lại không bơi giỏi, cảm thấy bối rối và sợ hãi mà bỏ cuộc ngay từ đầu.
Thầy lại hỏi các học sinh đã dũng cảm bơi ra biển rằng: "Tại sao các em sớm dừng lại khi bơi ra biển vì kiệt sức, nhưng khi bơi vào bờ thì các em lại bơi được quãng đường còn dài hơn gấp hai lần dù sức lực cũng đã mỏi mệt?".
Học trò nhóm này trả lời rằng, khi bơi từ bờ ra biển, do tâm lý hoang mang trước biển khơi mênh mông mà họ lo sợ, còn chiếc thuyền của thầy phía sau thì tựa phao cứu sinh sẵn có. Vì thế, họ nhanh cảm thấy kiệt sức, bỏ cuộc từ sớm.
Với họ, nguyên do chính để bỏ cuộc là vì sợ hãi chứ không hẳn là kiệt sức. Khi ấy, con thuyền của thầy là lựa chọn an toàn, thực tế hơn việc bơi ra ngoài khơi mà không biết sẽ đến đâu. Nhưng khi bơi vào bờ, dù đường xa hơn và sức đã mệt, họ vẫn có thể về đến nơi là vì bờ biển kia vốn thân thuộc hơn cả, là đích đến an toàn. Càng thấy bờ biển gần trước mắt, họ bơi càng hăng hái hơn.
Nghe xong, người thầy Do Thái mới nói rằng: "Như các em vừa trải qua, bờ biển chính là mục tiêu rõ ràng. Khi có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, tất cả các em đã bơi được một quãng xa hơn sức bình sinh. Mục tiêu rõ ràng trong tầm mắt đã truyền cho các em sức mạnh, sự kiên trì và niềm tin để chinh phục mọi khó khăn."
Ông lại nói tiếp: "Không chỉ vậy, khi các em bơi vào bờ, ai nấy đều cùng suy nghĩ rằng con thuyền của thầy đang chìm. Lúc ấy, các em hiểu rằng không còn có thể dựa vào con thuyền nào nữa, chỉ còn sức lực còn lại của mình nên các em đã cố gắng bơi vào cho bằng được."
Mục tiêu rõ ràng khiến ta không chùn bước
Có mục tiêu rõ ràng, không còn đường lui hãy hỗ trợ, bạn có thể dựa vào chính mình và phát huy năng lực tiềm ẩn. Khi bơi từ bờ an toàn ra biển khơi vô tận, vì không có mục tiêu rõ ràng trước mắt, bạn dễ dàng rơi vào hoang mang, tuyệt vọng mà sớm bỏ cuộc.

Không có mục tiêu rõ ràng để vươn tới, bạn rất dễ chùn bước. Khi ấy, bạn tự nghĩ rằng mình đã cố gắng hết sức rồi và mình chỉ có thể đi đến đây thôi. Thế nhưng, khi đặt vào hoàn cảnh khó khăn, đó là lúc bạn bộc lộ khả năng sẵn có, thậm chí có thể vượt qua những gì bạn mong đợi. Khi không còn con sóng xuôi chiều nào giúp bạn bơi nhanh hơn, bạn chỉ có thể dựa vào sức mình. Cứ thế, bạn đã tự mình vượt qua giới hạn, chinh phục thử thách mà trước đó không lâu khiến bạn bỏ cuộc.
Mục tiêu rõ ràng chính là chìa khóa để tạo ra sự khác biệt. Có một đích đến thực tế, ta có thể chiến thắng mọi nỗi sợ hãi, lo lắng và vượt qua chính mình. Việc sống có mục đích sẽ là động lực để ta phấn đấu, mọi khó khăn sẽ chỉ là chuyện nhỏ. Không có mục tiêu nhất định, việc dù nhỏ cũng có thể trở thành khó khăn không thể vượt qua.
Bài học kinh doanh của người Do Thái: Dùng sự khôn ngoan để kiếm tiền, biến phế liệu hóa vàng ròng
Đọc thêm
Người Do Thái tin rằng, chăm chỉ là điều quan trọng nếu muốn làm giàu, tuy nhiên đó không phải là điều kiện tiên quyết.
Định luật 78:22 là tinh hoa văn hóa kinh doanh của người Do Thái. Cũng nhờ định luật này mà người Do Thái luôn dành chiến thắng trong các thương vụ.
Trước khi trở thành tỷ phú công nghệ, Jan Koum từng là trẻ mồ côi, sống bằng trợ cấp, nhận xuất ăn miễn phí và sử dụng nhà tắm công cộng.
Tin liên quan
Sau Hoa hậu Khánh Vân, Á Hậu Hoàn vũ Nguyễn Huỳnh Kim Duyên sẽ là nhân vật được "chọn mặt gửi vàng" để đại diện Việt Nam tham gia vào cuộc thi nhan sắc lớn nhất hành tinh năm nay Miss Universe 2021.
Đang học lớp 3, Hoàng Tuấn Tài phải nghỉ học ở nhà chăm mẹ bị bệnh, trông người anh tật nguyền. Con đường trở lại trường học của cậu học sinh hiếu học trở nên chông chênh hơn bao giờ hết.
Cây cầu Mapo được coi là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Hàn Quốc, nhưng địa điểm này cũng từng xảy ra nhiều bi kịch.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.