Trời không phụ lòng người – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trời không phụ người tốt, cả nhà bà Huyền sống tử tế, lương thiện, chăm chỉ làm lụng rồi cũng có ngày thoát khỏi cái khổ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bà Huyền lấy chồng năm 17 tuổi, chồng lớn hơn bà 4 tuổi. Cả hai cùng sống chung một làng, gia đình cũng đều khó khăn như nhau. Cha chồng là người Hoa, sang Việt Nam buôn bán thì gặp mẹ chồng, cả hai có với nhau được 2 người con là chồng bà và em trai chồng. Lớn lên, người em theo cha về Trung Quốc sống với mẹ cả. Còn chồng bà thì ở Việt Nam với mẹ, hai mẹ con nương tựa vào nhau.

Sau khi lấy nhau, hằng ngày bà Huyền ở nhà lo cơm nước, lúc rảnh bà dệt chiếu kiếm thêm thu nhập. Chồng bà làm mấy mảnh ruộng và giữ trâu mướn cho mấy chủ nhà giàu. Chắt chiu, làm lụng suốt 3 năm chồng bà mới trả hết nợ do mượn tiền để làm đám cưới và đám tang cho mẹ. Sau 6 năm cưới nhau, 3 người con lần lượt ra đời, 1 cậu con trai và 2 cô con gái. Miệng ăn ngày càng nhiều nên cuộc sống còn nghèo hơn lúc mới cưới.  Hai vợ chồng mà chỉ có độc nhất một chiếc quần dài màu đen tương đối lành lặn để dành mặc khi có công chuyện quan trọng hoặc lên tỉnh. Thường ngày, bà Huyền chỉ mặc chiếc quần xà lỏn vá chằng vá đụp ở nhà để dệt chiếu, chồng bà cũng chẳng hơn gì bà với chiếc quần sờn rách phơi lưng ngoài ruộng.

Troi-khong-phu-long-nguoi-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Năm đó, hạn hán mất mùa, cả nhà suốt mấy tháng liền chỉ ăn khoai ngô cho đầy bụng. Đã vậy chồng bà còn gặp nạn, mấy con trâu ông chăn thường ngày rất ngoan, không biết hôm ấy bị gì lại nổi điên dùng sừng móc vào một bên chân, húc ông văng ra một khoảng xa. Vết thương chỗ bắp chân rất sâu, máu tuôn ra xối xả. Mấy người làm gần đó thấy vậy, chạy lại lấy khăn rằn buộc ngang đùi ông để cầm máu.  Nghe tin bà Huyền bỏ hết công chuyện, đón đò đưa ông lên nhà thương trên tỉnh để bác sĩ khâu lại.

Vết thương khá nặng nên ông phải nằm lại theo dõi, điều trị vài hôm. Nhưng khổ nổi tiền thuốc men phải trả lên đến 6 đồng 10 xu (1 đồng bằng 100 xu), mà bà Huyền vét hết túi chỉ có được 1 đồng 30 xu. Bà Huyền hết cách bèn đến nhà bà dì ruột duy nhất sống gần nhà thương tỉnh mượn 5 đồng. Bà dì khó chịu nhìn từ đầu đến chân, hỏi nguyên nhân, vặn vẹo đủ điều cả nửa ngày mới đồng ý cho mượn 1 đồng. Đã vậy còn bắt bà Huyền ký giấy nợ trong vòng 1 tháng phải trả lại. Bà Huyền hết cách đành chấp nhận và lăn tay do không biết chữ.

Cầm 1 đồng trong tay mà bà rơi nước mắt. Nhà họ giàu có, lại còn là họ hàng thân thuộc mà lúc khó khăn lại đối xử tệ bạc như thế. Bây giờ còn thiếu 4 đồng, chồng bà biết tính sao đây? Suy nghĩ mãi, cuối cùng bà Huyền đón đò về vay ông hương cả trong làng. Cũng may ông chấp nhận. Mọi việc rồi cũng qua, mùa đông năm đó dịch đậu mùa hoành hành ác liệt, trong làng trẻ nhỏ chết rất nhiều, người lớn thì để lại vết rỗ đầy mặt. May mà trời thương cả nhà bà Huyền không ai bị gì cả.

Mùa xuân năm 1940, cha và em chồng sang Việt Nam thấy con nghèo khổ cũng xót xa. Do quá nghèo khổ, không thể cho con ăn no bụng, nên vợ chồng bà Huyền quyết định đem cô con gái út cho một gia đình ngoài tỉnh nuôi. Nhưng cha và em chồng không đồng ý. Ông đưa cho vợ chồng bà ít tiền để mua bánh trái bán dịp Tết kiếm đồng lời và chứa bài kiếm xâu. Rồi ông cụ lấy hai cái áo lớn (loại áo vải tốt, được may rộng và nhiều lớp để chống rét của người Hoa) đưa cho bà Huyền để bà tháo ra, cắt may lại mấy cái áo nhỏ cho các con mặc Tết. Hôm đưa cha và em chồng ra xe lên Sài Gòn để về Trung Quốc. Em trai thấy anh khổ quá không chịu nổi nên xin cha ở lại để cùng anh chăm lo cả nhà.

Nhiều năm tiếp theo, do cần cù chịu khó ông cùng em và con trai thuê ruộng làm lúa được mùa nên rất trúng, rồi nuôi trâu đẻ bán nghé cũng được giá cao. Hai cô con gái thì ở nhà phụ mẹ dệt chiếu và bán chiếu ngoài chợ.  Trời không phụ lòng người, mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ. Vài năm vất cả cả nhà cũng trả hết nợ. Sau đó, vợ chồng bà còn dư dả tiền xây nhà tường, sắm thêm của cải, mua thêm nhiều đất đai để làm ăn buôn bán. Năm cô con gái út 16 tuổi cũng là năm nhà bà Huyền thuộc dạng giàu có hạng trong làng. Đúng là khổ tận cam lai…

Còn dì bà Huyền trên tỉnh, nhà có bao nhiêu của cải đều bị các con trai phá hết, căn nhà đang ở cũng phải đem đi thế chấp. Hết đường, bà đến xin nương tựa vợ chồng bà Huyền. Ông bà rộng lượng chấp nhận và phụng dưỡng bà cụ đến cuối đời.

05/09/1990

Sưu tầm 

Xem thêm: Đổi khoai tây lấy bao tải vàng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Chỉ vì lòng tham, lão Vương chấp nhận đổi khoai tây lấy bao tải vàng để rồi nhận phải cái kết đắng. Hãy nhớ mọi phúc đức đều sinh ra từ tâm.

Đổi khoai tây lấy bao tải vàng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cứ nghĩ có tiền con cái sẽ ở bên quan tâm chăm sóc, nhưng đến lúc tuổi già cô độc trong căn nhà khang trang rộng lớn vợ chồng tôi mới hối hận: Giá lúc xưa đừng cố kiếm nhiều tiền như thế!

Tuổi già cô độc – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

30 năm gặp lại, nhìn thấy chiếc đồng hồ năm xưa tôi mới hiểu ra nó không đơn thuần là một chiếc đồng hồ, nó là lương tâm của một con người.

Chiếc đồng hồ “lương tâm” – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

Tin liên quan

Theo chuyên gia, thay vì bao bọc con nhỏ, cha mẹ nên lưu ý dạy con sớm 6 bài học đắt giá này để chúng có thể thành công sau này.

6 bài học đắt giá cha mẹ nên sớm dạy con: Bao bọc đứa trẻ quá mức sẽ khiến chúng thất bại
0 Bình luận

Nhà khoa học người Mỹ Chris McKay đã làm một thí nghiệm về "hiệu ứng chuột đói". Bài học từ hiệu ứng ngày khiến ai cũng ngạc nhiên.

Bài học về 'hiệu ứng chuột đói': Con cái càng thiếu thốn càng có triển vọng
0 Bình luận

Câu chuyện chàng trai nghèo đổi đời thành người giàu có rồi mất trắng vì không cưỡng lại cám dỗ là một bài học đắt giá về chuyện làm giàu.

Bài học đắt giá từ chuyện chàng trai nghèo trở thành tỷ phú sau 1 đêm: Không thể cưỡng lại cám dỗ, đừng mơ thành người giàu!
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 6 giờ trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

PC Right 1 GIF
Đề xuất