Tôi thất nghiệp là do lỗi của mẹ - Câu chuyện thực tế sâu sắc

8 năm bị 31 công ty đuổi việc, nữ thạc sĩ đổ hết trách nhiệm cho mẹ, nghe câu chuyện phía sau ai cũng phải thốt lên: “Thật quá đáng!”.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lý Song Song (34 tuổi, Trung Quốc), trong vòng 8 năm kể từ ngày tốt nghiệp thạc sĩ, cô đã thay đổi 31 công việc. Từ nhân viên văn phòng đến công nhân nhà máy, tiêu chuẩn tìm việc của Lý Song Song ngày càng thấp.

Sau nhiều năm vất vả ngược xuôi cô vẫn chưa thể ổn định cuộc sống của mình. Đối mặt với thực tế ảm đạm này, Lý Song Song ngán ngẩm thốt lên: “Tất cả đều là lỗi của mẹ tôi!”. Rồi cô dẫn phóng viên đi tìm mẹ mình và yêu cầu bà giải thích những gì đã xảy ra.

 Toi-that-nghiep-la-do-loi-cua-me-cau-chuyen-thuc-te-sau-sac
Lý Song Song

Theo quan điểm của Lý Song Song, mặc dù bà Lâm Chi – mẹ cô lúc nào cũng nói rằng bà đối xử bình đẳng với hai đứa con của mình. Thế nhưng thực tế bà lại thiên vị người anh trai Lý Khôn hơn.

Khi còn học đại học, mẹ chỉ cho cô 200 NDT/tháng (hơn 687.000 đồng) để trang trải chi phí sinh hoạt. Với số tiền ít ỏi này Lý Song Song thậm chí không thể mua được một chiếc váy mới trong bốn năm, điều này làm cô luôn cảm thấy tự tin trước bạn học.

So với cô, cuộc sống đại học của anh trai Lý Khôn lại khác hoàn toàn. Anh được mẹ cho rất nhiều tiền, đủ để anh “nở mày nở  mặt” trước các bạn.

Sau khi hai người tốt nghiệp đại học, rõ ràng cô đã có thể vào một trường đại học danh tiếng để học thạc sĩ với điểm số xuất sắc. Nhưng mẹ lại phản đối với lý do học phí quá đắt và chỉ cho cô học tại một trường bình thường.

Mặt khác, anh trai Lý Khôn sau khi tốt nghiệp đại học, muốn khởi nghiệp với một vài người bạn, nhưng do không có vốn nên đã xin tiền gia đình. Mẹ đã cho anh trai 200.000 NDT (hơn 687 triệu đồng) để lập nghiệp. Không những vậy, sau đó mẹ lấy ra 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng) để mua cho anh một căn nhà.

Chính vì vậy mà Lý Song Song vô cùng oán hận mẹ mình, kể từ ngày ra trường đi làm cô không còn ghé về nhà nữa.

Đối mặt với sự bất mãn của con gái, Lâm Chi cũng cay đắng không nói được gì. Bà nghĩ rằng bản thân đã làm mọi thứ tốt nhất cho con rồi. Ngoài việc duy trì kế sinh nhai của gia đình, bà còn phải chăm sóc chồng bị liệt trên giường nhiều năm.

 Toi-that-nghiep-la-do-loi-cua-me-cau-chuyen-thuc-te-sau-sac
bà Lâm Chi mẹ của Lý Song Song

Trước mặt phóng viên, bà Lâm Chi nói rằng, vì học phí hàng năm của con trai là 9.000 NDT (hơn 30 triệu đồng), và học phí hàng năm của con gái là 12.000 NDT (hơn 41 triệu đồng). Tình hình tài chính của gia đình không đủ để trang trải, vì vậy bà chỉ đưa cho hai con mỗi tháng 200 NDT để trang trải sinh hoạt.

Sở dĩ, anh trai Lý Khôn là người hướng ngoại, ngoài việc lấy tiền từ mẹ, anh còn đi làm thêm nên mới có thêm tiền để trang trải sinh hoạt. Chính vì có nhiều năm kinh nghiệm làm việc bán thời gian và tính cách ổn định nên bà mới khá tin tưởng để ủng hộ người con trai khởi nghiệp.

Sau khi nghe mẹ giải thích, sự tức giận trong lòng Lý Song Song vẫn không nguôi ngoai. Cô lại tiếp tục hỏi mẹ về việc mua nhà cho anh trai.

Nói đến đây, Lâm Chi không khỏi cảm thấy tức giận trong lòng. Đúng là bà đã mua nhà cho con trai, nhưng khi con gái tỏ ý bất mãn, bà cũng mua căn nhà có thang máy cho cô. Thậm chí, bà còn chịu luôn phần trả góp 5.000 NDT/tháng (hơn 17 triệu đồng).

Nghe bà Lâm nói thế, Lý Song Song lại càng tức giận hơn. Cô nói rằng căn nhà này ngoài miệng nói là của cô, nhưng thực chất lại không phải, vì cô không hề đứng tên trên giấy tờ.

Nhắc đến vấn đề này, Lâm Chi cảm thấy vô cùng bất lực. Việc vay ngân hàng để mua nhà cũng phụ thuộc vào tình trạng tín dụng. Đánh giá từ việc thay đổi 31 công việc trong 8 năm của Lý Song Song, cô không thể vay tiền từ ngân hàng để mua nhà hay trả góp. Thế nên, bà Lâm Chi chỉ có thể tạm thời đăng ký căn nhà đứng tên mình và trả hết khoản vay cho con gái trong tương lai.

Nhưng Lý Song Song lại không hề thấu hiểu cho sự vất vả của mẹ. Cô bướng bỉnh tin rằng vì mẹ không cho cô học thạc sĩ ở trường danh tiếng nên mới khiến cô lâm vào tình cảnh của ngày hôm nay. Cô muốn cắt đứt quan hệ với gia đình, bắt mẹ phân chia tài sản, bao gồm cả việc sang tên ngôi nhà có thang máy.

Nhìn thấy con gái bướng bỉnh, đưa ra yêu cầu quá đáng như vậy, tia hy vọng cuối cùng trong lòng Lâm Chi cũng biến mất.

Để hiểu rõ hơn về con người Lý Song Song, phóng viên đã liên hệ một số chỗ làm cũ của cô. Các công ty mà cô từng làm việc đều nói rằng Lý Song Song không lười biếng, nhưng tính cách lại rất bướng và cực đoan. Cô không biết cách giao tiếp với đồng nghiệp, nên thường xảy ra xung đột, mâu thuẫn nên họ chỉ có thể sa thải cô.

Nhận thấy tình trạng tâm lý của Lý Song Song không ổn định, phóng viên và mẹ đã đưa cô đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả cho thấy Lý Song Song bị rối loạn lưỡng cực và phải uống thuốc để điều trị. Sau khi biết con gái mình mắc bệnh tâm lý, Lâm Chi đau lòng khôn nguôi, khuyên cô ở nhà để bà có thể tận tay chăm sóc.

Có lẽ choáng váng trước kết quả khám bệnh, hoặc có lẽ cuối cùng cũng hiểu được nỗi lòng của mẹ, Lý Song Song đã cúi đầu thừa nhận sai lầm của mình. Cô hứa mình sẽ điều trị tâm lý cho ổn định và suy nghĩ lại về mối quan hệ với gia đình trong tương lai.

Vậy là mâu thuẫn gây ra mệt mỏi, đau khổ cho gia đình trong nhiều năm cuối cùng đã kết thúc...    

Theo CafeF

Xem thêm: Công bằng có tồn tại không? – Câu chuyện gia đình đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Công ty cũ tôi nghỉ việc đã 5 năm bỗng gọi điện thoại báo tôi tới lĩnh 50 triệu. Cầm số tiền đó trên tay tôi mới thực sự hiểu thế nào là sự ấm áp tình người.

Ấm áp tình người – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Chỉ vì cách phân chia tài sản không công bằng của bố mà khiến anh trai tôi bỏ nhà ra đi. Chẳng lẽ trong mắt ông, chúng tôi không là gì sao?

Phân chia tài sản – Câu chuyện gia đình đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Một mình chăm mẹ già 80 tuổi suốt 3 năm, sau khi nghe chia sẻ của đồng nghiệp, người phụ nữ quyết định đưa mẹ vào viện dưỡng lão.

Đưa mẹ vào viện dưỡng lão – Câu chuyện xúc động về lòng hiếu thảo
0 Bình luận

Tin liên quan

Vốn có mức lương cao ở thành phố, 9x Thái Nguyên gặp nhiều biến cố khiến cô đổi ý, bỏ phố về quê trồng chè nối nghiệp gia đình.

Đang có công việc lương cao, 9x Thái Nguyên quyết 'đổi gió' về quê trồng chè nối nghiệp gia đình
0 Bình luận

Theo nền tảng Flexjobs, đây là 10 công việc đang "khát nhân lực" lại không cần bằng đại học, có thể làm tại gia.

10 công việc đang 'khát nhân lực' lại không cần bằng đại học: Ở nhà làm cũng ra tiền, thu tiền tỷ là có thực!
0 Bình luận

Thoáng cái 3 tháng đã trôi qua, nếu cảm thấy mình vẫn chưa làm được gì "ra hồn" thì hãy thử áp dụng 4 định hướng phát triển công việc này.

4 định hướng phát triển công việc cho những ai muốn thăng tiến năm nay: Lập kế hoạch 100 ngày
0 Bình luận


Bài mới

Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 giờ trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 17 giờ trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đề xuất