Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.
Chiều Sài Gòn lất phất mưa. Những hạt mưa đầu mùa lặng lẽ rơi xuống mái tôn, thấm ướt vai ông Lâm khi ông đạp chiếc xe cọc cạch về căn trọ ở hẻm nhỏ đường Nguyễn Kiệm. Ông vừa đi làm hồ về, đôi bàn tay chai sạn, mồ hôi hòa lẫn với nước mưa.
Trên tay ông Lâm là một túi ni lông nhỏ, bên trong đựng một ổ bánh mì, một bịch xôi đậu phộng và một cái xe đồ chơi bằng nhựa. Cái đó ông mua cho thằng Khang, đứa cháu nội mới 5 tuổi của ông.
Bà Lan, vợ ông, ra mở cửa: “Mua nữa à ông? Đồ chơi nhà nó có thiếu gì đâu…”.
Ông Lâm chỉ cười, nụ cười nhăn nheo, khẽ run run bảo: “Ừ thì…”. Tại ông thấy cái xe này giống với cái xe hôm trước thằng nhỏ nhìn thấy trên tivi rồi reo lên nó thích, ước gì có được cái như vậy.
Bà thở dà, trong giọng nói là nỗi u uẩn chất chồng: “Tôi chỉ sợ… ông mà chiều nó quá mai mốt nó lớn lên tưởng tiền dễ kiếm lắm”.
Ông không đáp, lặng lẽ nhìn xuống bàn tay mình. Những vết chai, những vết cắt từ xà beng, xi măng, từ thời tuổi trẻ ông đi học miền Trung nuôi con ăn học.

Tối đến, trong lúc cả nhà ngồi ăn cơm, dưới ánh đèn vàng ấm, Khang ôm món đồ chơi mới hào hứng khoe với ba nó là anh Phong, con trai của ông Lâm. “Ba ơi, ông nội mua cho con cái xe tăng nè. Nó còn có nhạc, có cả đèn nữa!”, nó thích thú bảo.
Anh Phong nhìn cha, ánh mắt hơi khó chịu: “Con nói cha đừng mua nữa rồi mà. Nhà này thiếu gì đồ chơi. Cha làm hồ cực lắm, nghỉ ngơi đi…”.
Ông Lâm nhoẻn cười: “Ừ thì cha cũng mừng là tụi con khá rồi, không phải lo cái ăn cái mặc nữa. Nhưng thằng bé còn nhỏ… nó vui là được mà con”.
Anh Phong không nói gì thêm. Nhưng tối đó nằm trên giường anh lại than thở với chị Hạnh, vợ anh: “Em thấy không, tiền của cha lại đem tiêu cho mấy thứ không cần thiết. Em nhớ không, tháng trước ổng còn mua cho thằng nhỏ cái xe đạp nữa. Trong khi ổng đi làm hổ kiếm được có mấy đồng đâu”.
Chị Hạnh nghe xong thì nhẹ nhàng bảo: “Em nghĩ cha không tiêu tiền mà là đang cho đi tình yêu thương của mình. Anh đừng nhìn mấy món đồ chơi đó là tiền, hãy nhìn nó là cách mà cha đang nói “nội thương con”. Thôi đừng giận cha nữa nhé!”.
Anh Phong im lặng nhưng trong lòng vẫn còn điều gì đó day dứt.
Năm ấy, ông Lâm đột ngột bị bệnh nặng, phải vào viện. Nằm trên giường bệnh, ông thều thào gọi tên thằng cháu. Anh Phong nắm tay cha, nước mắt chực chờ rơi: “Cha… đừng nói nữa. Cha để dành sức cho khỏe”.
Ông Lâm nhoẻn cười, ráng sức lắm mới nói được vài câu thì thào: “Cha biết tụi con khá rồi… cha không cần lo nữa. Nhưng… thằng Khang… nó còn bé quá, nó cần thấy tiền cũng có thể là tình thương. Con đừng dạy nó chỉ biết giữ tiền mà quên đi cách yêu thương”.
Đêm đó ông Lâm ra đi trong giấc ngủ.
Hai tháng sau ngày cha mất, anh Phong dọn lại đồ đạc của cha. Trong một chiếc hộp cũ anh tìm thấy cuốn sổ tay. Những trang giấy đã ố vàng ghi chép chi li từng đồng tiền ông kiếm được. Trang cuối cùng, có một dòng chữ nguệch ngoạc: “Tiền là mồ hôi. Nhưng nếu chỉ giữ thì nó thành vô nghĩa. Tiền khi tiêu vì người mình thường sẽ trở thành yêu thương sống mãi”.
Anh Phong đọc xong liền ngồi bệt xuống sàn, nước mắt không ngừng rơi…
Một năm sau tại hội chợ từ thiện do công ty tổ chức, anh bế Khang đến, đưa cho con một chiếc hộp bảo: “Con nhớ cái xe đồ chơi mà nội mua cho con không?”.
“Dạ có, con vẫn đang giữ ạ!”.
“Vậy hôm nay con tặng lại nó cho một bạn nhỏ không có đồ chơi nhé. Giống như cách nội từng tặng cho con ấy”.
Khang ngần ngừ một lúc rồi gật đầu đồng ý. Chiếc xe được đặt vào bàn quyên góp. Một lúc sau có một đứa trẻ rách rưới, gầy gò đến cầm lấy, mắt sáng như nắng. Anh Phong nhìn theo, lòng nhẹ tênh. Anh đã hiểu lời mà cha ghi trong cuốn sổ “Kiếm tiền là sống. Nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương – là sống ý nghĩa”.
Tin liên quan
Đi làm về khuya, vô tình nghe những lời mẹ chồng nói mà mắt tôi cày xè, tôi thấy có lỗi quá vì bấy lâu nay cứ ỷ y vào tình thương của mẹ mà làm những điều không phải...
Chị coi con trai là chỗ dựa tinh thần của mình lúc về già. Thế nhưng, sự thật phũ phàng khiến chị nhận ra rằng, hạnh phúc không phải lúc nào cũng đến từ những điều mình mong đợi.
Nghe câu nói của chồng mà tôi uất ức vô cùng. Tôi không ngại làm việc vất vả, nhưng lại buồn và thất vọng vô cùng vì thái độ của chồng.