Cay mắt vì câu nói của mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đi làm về khuya, vô tình nghe những lời mẹ chồng nói mà mắt tôi cày xè, tôi thấy có lỗi quá vì bấy lâu nay cứ ỷ y vào tình thương của mẹ mà làm những điều không phải...

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi và chồng làm chung một công ty nhưng khác bộ phận, sau một năm hẹn hò cả hai tiến tới hôn nhân. Vì chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ gia đình anh trước khi cưới nên khi về sống chung với bố mẹ chồng, tôi lo lắng vô cùng.

Thời gian đầu tôi rất dè dặt, cẩn thận từng li từng tí trong lời ăn tiếng nói. Nhưng may mắn bố mẹ chồng tôi là người hiền lành, thoải mái nên khoảng cách giữa nhà chồng và nàng dâu ngày càng được rút ngắn.

Vì làm chung công ty nên sáng nào vợ chồng tôi cũng đèo nhau đi làm, chiều lại cùng nhau về nhà. Chỉ hôm nào có việc đột xuất hoặc đi công tác thì hai đứa mới đi xe riêng.

Bố mẹ chồng thương con nên hầu hết việc trong nhà đều do bố mẹ làm. Nhiều hôm vợ chồng tôi đi làm về muộn, tới nhà cơm nước đã xong xuôi cả rồi. Ăn xong mẹ chồng còn giục tôi lên phòng nghỉ ngơi, để bát tí mẹ rửa. Nói chung, cuộc sống hôn nhân của tôi khá hạnh phúc và viên mãn.

Hôm qua vợ chồng tôi làm lệch ca, anh làm ca tối từ 22h – 6h, còn tôi làm ca chiều từ 16h – 22h nên hai đứa không đi cùng nhau. Sau khi tan ca, tôi sửa soạn rồi tự chạy xe về nhà, đến nơi cũng đã gần 11 giờ đêm rồi, ấy thế mà nhà vẫn sáng đèn, chắc mẹ chồng thức chờ tôi về. Lần nào cũng vậy, hễ tôi tăng ca đến khuya mẹ chồng sẽ chờ tôi về mới yên tâm đi ngủ. Nhiều lần tôi bảo bà ngủ trước, chú ý chăm có sức khỏe mà mẹ không nghe, bà bảo: “Mẹ già rồi ngủ được mấy đâu. Với thấy con về an toàn mẹ mới yên tâm đi ngủ được, không cứ nằm trên giường lại thấp thỏm, lo âu cũng chẳng ngủ được”. Không chỉ vậy, mỗi lần tôi về khuya mẹ chồng lại xuống bếp nấu gì đó cho tôi ăn nhẹ rồi mới ngủ. Được mẹ chồng cưng chiều, chăm sóc nên chỉ sau nửa năm về nhà tôi tôi trông có da có thịt hơn hẳn.

cay-mat-vi-cau-noi-cua-me-chong-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong

Nhưng hôm nay về tới nhà tôi lại nghe tiếng bố mẹ chồng cãi nhau chứ không phải tiếng tivi như những lần trước đó. Tôi tò mò nên nán lại nghe thì thấy bố bảo mẹ: “Bà phát sốt rồi còn chờ con về nấu bữa tối làm gì? Đã vậy còn đặt đồng hồ báo thức dậy sớm làm bữa sáng nữa. Con cái lớn cả rồi, chúng nó tự lo cho mình được, mấy việc này bà không phải lo. Sống đến tuổi này rồi bà phải biết bớt ôm việc vào người, phải biết nghỉ ngơi, quan tâm đến sức khỏe của mình chứ”.

Mẹ chồng ho sù sụ nói: “Con cái đi làm đêm hôm vất vả, ông không thương chúng nó à? Cái Hạnh đi làm về khuya không biết tối đã ăn cái gì chưa, tôi phải đi nấu món gì cho nó ăn chứ, đói sao ngủ được. Với sáng mai nó còn đi làm sớm nữa, ăn ngoài không đảm bảo với cả chẳng biết là chúng nó có ăn hay nhịn. Tôi già rồi có ngủ được mấy đâu, thay vì nằm lì trên giường thì dậy nấu bữa sáng cho con xem như vận động tay chân”.

Nghe những lời mẹ chồng nói mà mắt tôi cày xè, tôi thấy có lỗi quá vì bấy lâu nay cứ ỷ y vào tình thương của mẹ. Mẹ chồng dù ốm vẫn muốn dậy làm bữa sáng cho tôi, để tôi được ngủ thêm một chút. Trong khi đó tôi lại có những lúc còn phàn nàn chuyện mẹ nấu mặn nấu nhạt không vừa miệng… Giờ ngẫm lại tôi thấy mình vô tâm quá.

Tôi gạt nước mắt, cố gắng tỏ vẻ bình thường như chưa từng nghe thấy cuộc trò chuyện của bố mẹ chồng. Thấy tôi về, mẹ chồng liền bật dậy hỏi han rồi toan vào bếp nấu bữa khuya cho tôi như mọi khi. Tôi núi tay mẹ chồng lại, khuyên mẹ vào phòng nghỉ ngơi, mọi việc để tôi tự lo. Khuyên mãi mẹ mới chịu vào phòng đi ngủ.

Đêm đó tôi nằm mãi trăn trở không ngủ được với mớ cảm xúc lẫn lộn. Dù chỉ là con dâu nhưng trước giờ bố mẹ yêu thương tôi còn hơn con gái. Từ giờ tôi phải thay đổi bản thân, phải biết phụ giúp bố mẹ nhiều hơn để bà có thêm thời gian để nghỉ ngơi…

Xem thêm: Mẹ chồng nàng dâu khẩu chiến vì 10 cây vàng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Sau khi gửi con cho mẹ chồng chăm sóc, con tôi từ đứa bé kháu khỉnh, lanh lợi dần trở nên lầm lì, chán ăn, lúc nào cũng gào khóc đòi xem tivi cho bằng được.

Hối hận vì gửi con cho mẹ chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn đôi giày trước bật cửa, chị vào nhà ôm ghì lấy chồng nói: “Chiếc giày chân phải của em đã về rồi này”. Nghe lời vợ nói, đôi mắt anh đỏ hoe, lòng tràn ngập xấu hổ.

Chiếc giày của vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Bà Hai chưa từng nghĩ 7 cây vàng tình nghĩa ngày đó lại giúp bà và gia đình có nơi dung thân che nắng che mưa sau những biến cố.

7 cây vàng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Không nể mặt chính là sự vô lễ lớn nhất. Bất cứ lúc nào cũng nên để một nấc thanh thể diện của đối phương. Nhìn thấy đừng vạch trần, thể hiện sẽ không bị mất.

Cổ nhân dặn: Sống ở đời làm được 5 điều này thì phú quý, phúc đức đủ đầy
0 Bình luận

 Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.

Cổ nhân dặn: Làm việc không trì hoãn, giao tiếp không nhiều lời, làm người có chừng mực
0 Bình luận

“Ngẩng đầu ba thước có Thần linh" là câu nói ai cũng biết nhưng phía sau vẫn còn một vế nữa, ẩn chứa ý nghĩa thâm sâu.

Cổ nhân nói: “Ngẩng đầu ba thước có Thần linh; không sợ người biết, sợ mình biết”
0 Bình luận


Bài mới

Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 18 giờ trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đề xuất