Thấm thía triết lý ở đời: Sống, đừng chỉ nghĩ đến việc lấp đầy nó!
"Sống, đừng chỉ nghĩ đến việc lấp đầy nó, hãy biết để lại một khoảng trống. Bạn chỉ có thể nghe thấy tiếng nói của tâm hồn ở nơi trống rỗng".

Năm ngoái, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã chiếu một quảng cáo dịch vụ công cộng với tiêu đề "Những khoảng trống khiến cuộc sống đẹp hơn". Đoạn clip mở đầu bằng cảnh một người bà đang dạy cháu gái của mình vẽ tranh. Khi cô bé muốn vẽ thêm vài cái cây vào chỗ trống, bà nội đã nói rằng để lại một ít khoảng trống sẽ đẹp hơn. Quả nhiên, cô bé chỉ chấm vài chú chim đang bay vào khoảng trống rồi vui vẻ nói với bà nội: "Bà ơi, bức tranh trông thoáng hơn rất nhiều rồi này".
Cuối clip, bà nội nói với cô bé: "Vẽ tranh cần để lại khoảng trống, cuộc sống cũng vậy. Đừng lấp đầy cuộc sống với quá nhiều thứ, hãy để lại nhiều khoảng trống hơn cho bản thân."
Video quảng cáo tuy ngắn nhưng nó lại nói lên được một cảnh giới sống: Một cuộc sống lý tưởng, cần tới những khoảng trống.
Tạo ra những khoảng trống vừa phải là một loại trí tuệ và cũng là một cách sống.
Hãy tạo ra không gian cho trái tim của bạn, có như vậy đường mới thông, cuộc sống cũng sẽ trở nên hài hòa và thật hơn.

Tôi đã từng xem một bài nói chuyện có tên "Sức mạnh của kỳ nghỉ" trên TED.
Diễn giả là Stefan Sagmeister, vì yêu thích âm nhạc và thiết kế, anh đã mở phòng thu của riêng mình ở New York. Cứ bảy năm, anh sẽ nghỉ ngơi một năm, không nhận bất cứ khách hàng nào. Trong khoảng thời gian này, anh ấy sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới và làm mọi thứ mà mình muốn làm.
"Đó là khoảng thời gian tươi đẹp và tràn đầy năng lượng," Stefan nói. Anh hưởng thụ cuộc sống nhàn hạ của mình trong kỳ nghỉ ở Bali và cho ra những tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc đời của chính mình.
Những kỳ nghỉ như vậy không chỉ mang đến cho anh nguồn cảm hứng mới mà còn giúp anh có thêm nhiệt huyết với công việc.
Một thiền sư đã từng nói: "Sống, đừng chỉ nghĩ đến việc lấp đầy nó, hãy biết để lại một khoảng trống. Bạn chỉ có thể nghe thấy tiếng nói của tâm hồn ở nơi trống rỗng."
Xã hội ngày một hiện đại, môi trường xung quanh chúng ta cũng luôn chứa đầy những thứ "không cần thiết" khác nhau. Chúng ta bị cuốn vào những xích mích nội tại vô tận, và tâm trí dần bị phong tỏa.
Chỉ bằng cách dọn sạch những mảnh vụn, ánh mặt trời chiếu mới có thể chiếu rọi vào và trái tim mới có thể được thắp sáng.
Dành ra một khoảng trống trong công việc, kết hợp giữa làm việc và nghỉ ngơi để hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
Dành ra một khoảng trống trong các mối quan hệ, tôn trọng lẫn nhau, mối quan hệ có như vậy mới có thể tươi mới lâu dài.
Dành ra một khoảng trống cuộc đời, chăm sóc cho bản thân, để tìm thấy niềm vui giữa cuộc sống đôi khi có phần tẻ nhạt.
Cuộc đời ngắn ngủi, sinh mệnh có hạn.
Chỉ khi học được cách thường xuyên loại bỏ những thứ vô dụng khỏi cuộc sống của bản thân, bạn mới có thể sống một cuộc sống cao cấp.
Xem thêm: Trí huệ cổ nhân: Sống ở đời, 2 không nhiều, 2 không ít, 2 không "hôi"
Đọc thêm
Sống quan trọng nhất là cái tâm. Khi tâm luôn bị danh lợi chi phối người ta sẽ vì có lợi mà vui, mất lợi mà buồn. Nhưng đời người, có được tất có mất. Vì thế, chúng ta cần học cách chấp nhận.
Sống ở đời, chuyện gì vừa đủ cũng là hoàn hảo nhất. Đừng nhìn rõ quá, đừng can thiệp sâu quá. Như vậy mới hay.
Người ta nói "thật thà lương thiện thường thua thiệt". Nhưng Đức Phật lại nói rằng, nhân sinh có nhân quả, thua thiệt vì khuyết thiếu trí tuệ chứ không phải vì có lòng từ bi.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.