Sự tích Thành Tỉnh Ngộ - Bài học về sự cảnh giác muôn đời vẫn còn nguyên giá trị

Sự tích Thành Tỉnh Ngộ là câu chuyện được lưu truyền về quá trình thành Tỉnh Nguy đổ nát, trở thành phế tích hoang tàn. Đó là bài học mà người xưa mong muốn truyền lại để thế hệ mai sau không lặp lại những sai lầm tương tự.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị trí của thành Tỉnh Nguy

Ở Ninh Hạ, Trung Quốc, có một tàn tích thành phố cổ tại thôn Tỉnh Nguy (còn gọi là thôn Tỉnh Ngộ), thị trấn Miếu Thai, quận Huệ Nông, thành phố Thạch Chủy Sơn.

Theo truyền thuyết địa phương, nơi đây chính là một thành phố nổi tiếng của Tây Hạ trong lịch sử có tên là Thành Tỉnh Nguy. Vào thời điểm đó, nước Tây Hạ dùng nó như một thành trì quân sự để chiến đấu chống lại quân Liêu và Kim. Trong cuốn “Càn Long Ninh Hạ phủ chí – Di tích lịch sử” có ghi: “Thành Tỉnh Nguy, dưới chân núi Tỉnh Nguy, do Tây Hạ xây dựng, cách 140 dặm về phía Tây Nam”, núi Tỉnh Nguy chính là núi Hóa Thạch hiện nay ở Trung Quốc.

Su-tich-Thanh-Tinh-Ngo-Bai-hoc-ve-su-canh-giac-muon-doi-van-con-nguyen-gia-tri-5

Theo “Tây Hạ thư sự” do học giả Ngô Quảng Thành thời nhà Thanh biên soạn: “Năm Tống Thiên Thánh thứ hai (1024 sau Công Nguyên), vào tháng 2 mùa xuân,  Hạ quốc công Đức Minh cho xây Thành Tỉnh Nguy ở Định Châu”, “Định Châu” là phần phía Bắc của Ngân Xuyên ngày nay.

Trong những năm 1960 và 1970, các chuyên gia đã thực hiện hai cuộc khai quật khảo cổ tại đây, kết quả khẳng định đây là thành trì của Tây Hạ. Nơi đây sau đó trở thành địa điểm di tích văn hóa trọng điểm trong thế kỷ 21 được bảo vệ của Trung Quốc.

Vậy thành Tỉnh Nguy vì sao lại hoang phế? Tất cả các ghi chép lịch sử đều không chỉ rõ nguyên nhân vụ việc này. Như trong cuốn “Minh Nhất thống chí” và “Sóc vạn chí” đều có ghi lại sự việc này với vài dòng ngắn ngủi như sau “Thành phố hoang tàn Tỉnh Nguy ở Hà Đông, chưa biết rõ nguyên nhân”. Nhưng người dân sống ở khu vực này từ lâu đã lưu truyền sự tích thành Tỉnh Ngộ, miêu tả nguyên nhân và quá trình thành bị sụp đổ.

Sự tích thành Tỉnh Ngộ

Người dân lưu truyền rằng, vào thời Tây Hạ có một gia đình ở thành Tỉnh Nguy, con trai đi làm ăn xa, con dâu ở nhà hầu hạ bố mẹ chồng. Mặc dù người con dâu hết sức hiền lương, hiếu thuận như vẫn bị mẹ chồng dùng mọi cách gây khó dễ. Bố chồng tâm địa hiền lành nhìn thấy cảnh này không đành lòng nên thường xuyên thuyết phục mẹ chồng nhưng bà chẳng nghe chút nào.

Một hôm, khi cô con dâu đang đi gánh nước vào buổi sáng thì nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc trắng. Ông lão vừa xách giỏ đi vừa hô lớn “zǎo lí, zǎo líle” (có nghĩa là: “táo lê, táo lê đi” hoặc “rời khỏi đây sớm, rời khỏi sớm đi”). Nhưng vì ông lão đang cầm trên tay cái giỏ nên ai cũng nghĩ ông lão đang bán táo lê. Vì thế, người trên đường không mấy quan tâm.

Cô con dâu gánh nước về tới nhà, nhìn thấy bố chồng thì vội nói: “Cha, lúc nãy con đi gánh nước thì có gặp một ông lão râu tóc bạc trắng rất kỳ quái. Mới sáng sớm mà ông ấy đã rao bán táo lê”.

Bố chồng nghe vậy thì trong lòng bỗng xuất hiện cảm giác rất kỳ lạ, cứ bồn chồn, lo lắng khó tả. Nghĩ rằng ông lão kia chắc không phải người thường, dường như có một thế lực mạnh mẽ nào đó thôi thúc ông đi tìm hiểu rõ việc này. Có thể nói, đây chính là “giác quan thứ 6” hoặc “trực giác” mà mọi người thường nhắc đến.

Ông hỏi cô con dâu: “Ông lão đó ở đâu? Con mau đưa ta đến xem”

Cô con dâu nghe bố chồng nói vậy thì vội vàng đổ nước vào thùng chứa rồi dẫn ông đến chỗ lúc nãy ông lão xuất hiện. Khi hai cha con vừa đến nơi thì ông lão xách giỏ bước ra khỏi thành. Ông vẫn vừa đi vừa hô to “zǎo lí, zǎo líle”. Cả hai nhanh chóng đuổi theo, nhưng thật kỳ lạ rõ ràng thấy ông lão cách đó không xa nhưng hai người đuổi thế nào cũng không theo kịp. Lúc này cả hai mới tin rằng ông lão không phải người bình thường nên càng tăng tốc đuổi theo.

Su-tich-Thanh-Tinh-Ngo-Bai-hoc-ve-su-canh-giac-muon-doi-van-con-nguyen-gia-tri-1

Khi hai cha con đuổi theo ông lão ra khỏi thành Tỉnh Nguy thì đột nhiên mặt đất rung chuyển dữ dội, trong phút chốc bụi mù nổi lên bốn phía, kèm theo đó là âm thanh tựa như long trời lở đất, toàn bộ thành Tỉnh Nguy sụp đổ chìm xuống đất. Một thành trì vững chắc, đang yên lành trong nháy mắt biến thành phế tích. Ngoại trừ hai cha con chạy theo ông lão râu trắng ra khỏi thành thì tất cả những người trong thành đều chết hết.

Nhìn thành Tỉnh Nguy đổ nát phía sau hai cha từ trong hoảng hốt mới bừng tỉnh hiểu ra, ông lão kia vốn không phải người bán táo lê gì mà là dùng từ đồng âm để cảnh báo mọi người mau rời khỏi thành vì tai họa sắp đến. Đáng tiếc, cả thành không một ai quan tâm đến ông lão và cũng không ai có thể hiểu được huyền cơ bên trong lời hô của ông lão. Sau đó, hai cha con đem việc này lưu truyền lại với mong muốn thế hệ mai sau không lặp lại sai lầm tương tự.

Vì không hiểu được ý tứ của lời cảnh báo mà nhiều người trong thành phải bỏ mạng. Nên sau này, người đời đã đổi tên tình Tỉnh Nguy thành thành Tỉnh Ngộ. Sự tích thành Tỉnh Ngộ cũng được ra đời từ đó.

Vào giữa những năm 1980, khi thẻ căn cước thế hệ đầu tiên được phổ biến ở Trung Quốc, thì trên thẻ căn cước của dân làng vẫn ghi là “Thôn Tỉnh Ngộ, thị trấn Miếu Thai, quận Huệ Nông, thành phố Thạch Chủy Sơn.”

Trong lịch sử, trước khi các đại nạn xảy ra sẽ thường có Thần linh đến cứu giúp, nhưng thường không nói rõ mà dùng cách phương pháp khác nhau để gợi ý. Có thể cứu được hay không thì còn phải xem mọi người ngộ ra và tin theo hay không.

Trong sự tích thành Tỉnh ngộ, người trong thành không nhận ra điểm hóa của người đến cứu nên cứu cùng có rất ít người sống sót. Đây cũng là bài học lịch sử được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với lời cảnh tỉnh, mong muốn thế hệ sau có thể nhận biết với những sự việc kỳ lạ và tránh được đại nạn.

Xem thêm: Người trưởng thành nói chuyện lợi ích, chỉ trẻ con mới nói chuyện đúng sai

Đọc thêm

Thỏ làm sao ăn thịt được sói – Đây là câu chuyện về thành công kinh điển dành cho những người luôn nỗ lực, không muốn sống một cuộc đời tầm thường.

Thỏ làm sao ăn thịt được sói? – Bài học dành cho người không muốn sống đời tầm thường
0 Bình luận

Bài học từ người lái xe của tỷ phú là câu chuyện rất ngắn nhưng khiến nhiều người phải suy ngẫm và học hỏi.

Bài học từ người lái xe của tỷ phú – Câu chuyện ngắn đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Từ câu chuyện kinh điển nhất Tam Quốc giữa Lưu Bị và Tào Tháo có thể rút ra bài học rằng, nhân viên làm việc chỉ vì lương ắt sẽ tầm thường cả đời.

Bài học từ cuộc nhậu giữa Tào Tháo và Lưu Bị: Bất kể nhân viên hay ông chủ đều cần có một điểm này
0 Bình luận

Tin liên quan

Đã không còn Thành Thật thì Thông Minh chỉ làm hại chính mình, Sung Sướng sẽ không được dài lâu, Địa Vị chỉ là thứ giả tạo và Cạnh Tranh cũng sẽ chỉ thất bại mà thôi

“Thành Thật quan trọng đến mức nào?” – Bài học thâm thúy từ câu chuyện nhân văn
0 Bình luận

Trong một lần đi thuyết pháp, Đức Phật mang theo 1 chiếc khăn tay đẹp, được thêu tỉ mỉ. Điều này khiến các môn đồ rất tò mò vì bình thường Ngài chẳng bao giờ mang theo thứ như vậy.

Chiếc khăn tay của Đức Phật và bài học thấm thía về cách ứng xử trong cuộc sống
0 Bình luận

Dịp cuối năm, thị trường bất động sản sôi nổi trở lại, bất chấp việc dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Gần đây nhất phải kể đến bất động sản Thủ Thiêm, với mức giá kỷ lục gần 2,45 tỷ/m2.

Bài học từ 3 cơn sốt đất qua góc nhìn của doanh nhân bất động sản nhiều năm kinh nghiệm
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 22 giờ trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Đề xuất