Sống ở đời phải nhớ: Gánh nặng trên lưng không bằng gánh nặng trong lòng, làm người nâng lên được thì cũng đặt xuống được

Lúc nhỏ tôi hay nằm trên mặt đất ngắm kiến bò, cảm thấy vui thích. Dần dà những cảm xúc cứ nảy sinh với nhiều ý tưởng...

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đến nay đã sắp vào tuổi bất hoặc rồi, những lúc nhàn rỗi, hay hồi tưởng lại cảnh xưa, bỗng nhiên có những thể ngộ như là “bỗng quay đầu lại, người đó đang trong ánh lửa leo lắt”. Mặc dù không có gì là to tát, chỉ ghi chép lại dấu ấn của thời gian đã trôi qua. Nếu xem con người như kiến, không phải ví người như kiến, mà là con người nếu coi mình sống trên thế gian giống như đàn kiến đang bò trên bãi cát kia, vậy thì nơi đến cuối cùng của bãi cát kia là gì? Chẳng ai có thể trả lời được. Nếu nhất định phải nói, thì đó là nấm mồ. Đời người giữa sống và chết, cách nhau một quãng đường đời. Loài kiến xưa nay chưa từng suy nghĩ đến phía trước con đường của nó là gì.

Loài kiến chỉ cắm cúi bò lên phía trước, cẩn thận, nghiêm túc, tỉ mỉ, để lại dấu tích trên bãi cát, hoặc là đường thẳng ngay ngắn, hoặc là đường xiên xiên vẹo vẹo. Con người nhìn thấy vết tích này sẽ nói, một con kiến đã bò qua đây. Đây có thể xem là giá trị của cuộc đời kiến. Còn con người thì sao? Tại sao cứ phải biết chắc chắn ở phía trước có vườn hoa, trong vườn hoa có chim hót trong gió, có hoa tươi cỏ xanh, có người vỗ tay có người hoan hô, thì mới chịu bỏ sức ra bước tới?

Đối với những người này mà nói, “cuối cùng bước đến đâu” sẽ trở thành tiêu chuẩn phán đoán cuộc đời có giá trị hay không. Còn đối với dấu chân con người để lại phía sau lại chẳng có ai để mắt tới. Con người sống trên đời cũng giống như con kiến dốc hết sức, làm hết bổn phận tiến bước về phía trước. Trên suốt quãng đường, tự nhiên sẽ để lại các dấu chân. Đó chính là giá trị đích thực của đời người.

song-o-doi-phai-nho-ganh-nang-tren-lung-khong-bang-ganh-nang-trong-long

Nếu không phải như vậy, thì con người chỉ nên đứng nguyên một chỗ mà thôi. Vì chẳng ai có thể chắc chắn phía trước có vườn hoa. Khi con kiến bò ra khỏi tổ, trên mình nó chẳng mang vật gì, nhẹ nhàng tự do tự tại. Trên đường đi, gặp một hạt gạo, liền cõng trên lưng, gặp một cái lá cây, cũng cõng trên lưng, gặp cọng cỏ, cũng cõng trên lưng.

Đối với kiến, thì hạt gạo cũng như chức vụ của người, chiếc lá cũng như danh tiếng của người, cọng cỏ cũng như một món tiền lớn của người, hoặc cơ hội một chuyến đi nước ngoài… Nhưng có người nào như kiến, trên thân không mang theo bất cứ vật gì không? Thực sự không có, cũng không thể có khả năng có. Nhưng trên thân mang theo vật là một việc, mà trong tâm có mang theo vật không lại là một việc khác.

Có câu chuyện kể về hai hòa thượng đi đường, đi đến bờ sông thì gặp trận mưa to. Một phụ nữ ướt sũng đang co ro run rẩy bên sông. Sư huynh quả quyết cõng cô gái lội qua sông. Sư đệ thì cứ canh cánh trong lòng, tối đến nghỉ ở một quán trọ, cuối cùng không nén nổi, hỏi: “Sư huynh, Phật môn giới gần nữ sắc, sao sư huynh lại cõng cô gái đó, lại còn tiếp xúc da thịt vậy?”.

Sư huynh trả lời: “Huynh đã để cô đó xuống từ lâu rồi, sao đệ đến giờ vẫn còn cõng vậy?”.

Trên lưng cõng càng nặng thì trong tâm càng phải sớm bỏ xuống, cần phải làm được như thế này. Đáng tiếc nhiều người chúng ta hiện nay, trên lưng cõng quá nhiều, trong tâm cõng còn nhiều hơn, lại còn nặng gánh hơn.

Thê thảm hơn có người trên lưng chưa từng cõng nặng, thấy người khác cõng, thì nóng mắt, sốt ruột, trong lòng bỗng cõng gánh nặng lớn. Bỏ cái gánh nặng trong lòng xuống, trong lòng sẽ rộng mở hơn, thanh thản hơn, nhàn nhã hơn, tự do hơn và nhẹ nhàng hơn.

Coi người là kiến, không phải là miệt thị coi nhẹ con người, trái lại lại nâng cao con người. Kiến chỉ sống bởi bổn phận của nó, nó cần cù, chịu khó, kiên trì, tiết kiệm. Kiến chỉ lẳng lặng làm chẳng nói năng gì, càng không tự cho mình là đúng, chẳng vểnh râu khoe khoang. Còn con người, nếu ai có thể làm hết bổn phận mình như kiến, thì mọi người sẽ dựng bia tôn thờ…

Xem thêm: Người xưa dặn: Sống ở đời, dù tài giỏi đến mấy cũng phải học cách cúi đầu trước 3 người này

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Người xưa nói "khéo ăn khéo nói có cả thiên hạ", nhưng người trí tuệ sẽ thực hành ở mức độ cao hơn.

Sống ở đời: Chữ Nhân dễ viết nhưng khó làm, chữ Tâm nhìn đơn giản nhưng khó hiểu
0 Bình luận

Người suốt ngày chỉ biết tính toán chi li, lo này sợ nọ, có bạc rồi vẫn muốn có vàng, khó mà “phú” mà “phúc” cho được. Sống ở đời, biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân.

Sống ở đời: Biết thỏa mãn là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình phàm là cao nhân
0 Bình luận

Người không thiện lương, tâm không chính trực, dù gia sản bạc tỷ cũng khó lòng được người bên cạnh tôn trọng. Vậy nên, làm người không đánh mất lương tâm, không tổn thương nhân phẩm mới dễ thành công.

Sống ở đời nên nhớ: Thiện nhân kết thiện quả, ác giả gặt ác báo
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

8 triết lý Lão Tử dành cho người trẻ ngày nay

Triết lý của Lão Tử có tác động đến nhiều trường phái tư tưởng, không chỉ ở Trung Quốc mà còn trên toàn thế giới. Dù đã hàng thế kỷ trôi qua nhưng những lời dạy của Lão Tử vẫn có thể áp dụng được trong môi trường tâm lý và xã hội hiện đại của chúng ta.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 9 giờ trước
Chắc gì con đông thì già bớt khổ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta bảo đông con thì già bớt khổ, nhưng tôi có tận 5 đứa con, ấy vậy mà ở cái tuổi gần đất xa trời này chỉ có viện dưỡng lão là nơi có thể nương tựa vào.

Hải An
Hải An 2 ngày trước
Quỷ Cốc Tử: Đời người có 5 thiên quy, ái hiểu được trước 30 tuổi sẽ sống lâu phúc dày

Dưới đây là 5 quy tắc được Quỷ Cốc Tử - bậc kỳ tài, cao nhân nổi tiếng truyền lại. Nếu ai sở hữu trước 30 tuổi, mọi việc trong cuộc sống sẽ suôn sẻ vô cùng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tủi hờn khi sống nhờ đất nhà vợ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng là trụ cột gia đình, từng được bố mẹ vợ quý mến. Nhưng giờ thì mọi thứ đã thay đổi, họ nhìn tôi như thể tôi là kẻ ăn bám, sống trên đất nhà họ, ăn cơm họ nấu, để con gái họ gồng gánh kinh tế gia đình.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Di chúc của cô chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Trước khi qua đời, cô chồng để lại toàn bộ tài sản cho chúng tôi mà không cho con trai ruột lấy một đồng.Cầm tờ di chúc trên tay, vợ chồng tôi không biết phải xử lý thế nào cho hợp tình hợp nghĩa…

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Xem Tây Du Ký 1986 cảnh Ngọc Hoàng chui gầm bài mới ngộ ra một sự thật thâm sâu ở đời

Cảnh "Ngọc Hoàng chui gầm bàn" khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên đình tưởng chỉ là đoạn phim rất bình thường, nhưng suy nghĩ theo chiều sâu sắc nhận ra một sự thật rất thâm sâu. Cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Người xưa nhắc: Cửa mở nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn

Gia chủ thường trang trí nhà cửa theo ý thích của mình nhưng việc làm này cần chú ý vì người xưa nhắc: Mở cửa nhìn thẳng vào 6 thứ này, gia đạo khó bề yên ổn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không nghèo nhân cách – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Dù không được đền bù tiền xe nhưng tôi vẫn thấy vui lạ kỳ vì họ đã không nói dối và càng không có ý định xù mình, dù họ nghèo nhưng nhân cách, lòng tự trọng rất cao.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Phật dạy, ác nghiệp này lớn nhất đời người, bạn biết chưa?

Trong ngàn vạn tội ác ở đời, ác nghiệp này là lớn nhất, báo ứng nặng nề vô cùng. Vì thế, nhất định phải biết để tránh xa nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bác đánh cá 73 tuổi dũng cảm cứu sống 2 cháu nhỏ bị đuối nước

Lúc đang đánh bắt cá ở bờ sông Bằng thuộc phường Ngọc Xuân, TP Cao Bằng, nghe thấy tiếng tri hô kêu cứu, bác Hà Thanh Toàn (1953) đã không quản ngại nguy hiểm lao xuống dòng nước cứu 2 cháu nhỏ bị đuối nước.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Cuộc chiến thừa kế – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vụ kiện thừa kế kéo dài 4 năm khiến dư luận bàng hoàng. Mọi người ai cũng lên án những đứa con tham lam, khiến mẹ phải ra tòa khi đã ở tuổi xế chiều.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

PC Right 1 GIF
Đề xuất