So với kiếm tiền giữ tiền còn khó hơn: “Kiếm tiền nhờ cơ hội, tiêu tiền nhờ trí tuệ”
So với kiếm tiền giữ tiền còn khó hơn nhiều. Như người xưa thường nói “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, người kiếm được tiền chưa chắc đã giữ được tiền, kiếm tiền nhờ cơ hội, tiêu tiền nhờ trí tuệ.

Ở thời đại này ai mà chẳng muốn kiếm tiền, ai chẳng ước mình bỗng dưng giàu có sau một đêm. Nhưng có một hiện thực mà có lẽ bạn cũng biết, xã hội này không thiếu những người nghèo có năng lực và lý do họ không thành công chẳng qua cũng chỉ vì không được gặp thời cơ mà thôi.
Nhưng nhiều khi dù có kiếm đủ tiền đi nữa nhưng liệu bạn có thực sự biết giữ tiền không? Có thật sự biết tiêu tiền không, đó cũng là vấn đề.
Thực ra, so với kiếm tiền, tiêu tiền còn khó hơn rất nhiều. Nó cần tới trí tuệ, đức lạnh và thường những người không biết tiêu tiền cũng sẽ chẳng biết cách giữ tiền.
Kiếm tiền, dựa vào cơ hội
Lei Jun, CEO của Xiaomi từng nói trong một buổi thuyết giảng rằng: “Một người không ngừng nỗ lực, nhất định sẽ thu được chút thành tích nào đó, nhưng muốn kiếm được nhiều tiền vẫn phải dựa vào thời vận.
Ý của Lei Jun đó là, muốn kiếm tiền cơ hội là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là kiểu cơ hội mà thời đại ban cho.
Cũng giống như trong “Tam Quốc diễn nghĩa” vậy, nếu không phải Đổng Trác nổi dậy làm phản, chư hầu thiên hạ hợp lại thành một liệu 3 anh em Lưu Quang Trương có cơ hội hay không, bởi suy cho cùng họ cũng chỉ là những tiểu thương vô cùng nhỏ bé thời đấy mà thôi. Chính là thời đại cho họ cơ hội, đó cũng chính là cái mà người ta gọi là “thời đại sinh anh hùng”

Có người nói rằng: “Khi mà cơ hội tới, tiền đến với mình ra sao có thể chính bạn cũng chẳng rõ”. Cũng có một câu khác “Tọa địa nhật hành bát vạn lý, tuần thiên dao khán nhất thiên hà”, ý muốn nói nhiều khi bạn chẳng cần làm cái gì, cứ ngồi trên trái đất thôi một ngày cũng có thể đi được 8 vạn bước đường rồi. Đây chính là sự tăng tốc của thời đại.
Thế mới nói, muốn kiếm tiền năng lực là điều hiển nhiên nhưng thứ bạn dựa vào vẫn là cơ hội, là thời cơ. Nên khi thời tới rồi có muốn cả cũng chẳng cản nổi.
So với kiếm tiền, giữ tiền càng cần tới trí tuệ
Kiếm tiền có thể nhờ vào cơ hội nhưng có giữ được tiền hay không lại phải dựa vào chính mình, phải xem bạn có đủ cái trí tuệ để mà tiếp tục giữ được tiền trong tay hay không.
Công ty tôi trước đây có một đối tác trẻ, vừa ra trường cậu ấy đã bắt tay vào khởi nghiệp ngay lập tức. Khi ấy, vừa hay gặp được cơ hội tốt ngay tháng đầu tiên đã có thể kiếm được hàng trăm triệu. Lúc đó, cậu ấy bỗng cảm thấy kiếm quá đơn giản, vừa mới làm ăn mà đã kiếm được ngần đó tiền, cứ đà này vài năm tỷ phú chắc là chuyện thường, thậm chí còn có thể ghi danh vào danh sách những người giàu của Forbes chắc cũng không thành vấn đề.

Nghĩ mình kiếm được nhiều cậu ấy trở nên rất hào phóng, chỉ thưởng cho Streamer thôi cũng tới mấy chục triệu một người. Rất nhanh, số tiền cậu ấy kiếm được cứ không cánh mà bay, công ty cũng vì vậy mà không duy trì được dòng vốn, phải tuyên bố phá sản.
Vài năm sau, tuy vẫn có ý định khởi nghiệp nhưng do vẫn đang nợ nần chồng chất nên đành bất lực tiếp tục cuộc sống làm công.
Sự việc xảy ra thực cũng chẳng ai trách được ngoài bản thân cậu ấy. Được thời đại chiếu rọi, được cơ hội ưu ái nhưng lại không biết cách giữ tiền, càng không biết cách tiêu tiền để rồi cuối cùng không giữ được gì cho bản thân, thậm chí còn mang trên vai một gánh nợ.
Muốn giữ tiền hãy nhìn cách bạn tiêu tiền
Muốn giữ được tiền thì cách bạn tiêu tiền như thế nào rất quan trọng. Bạn kiếm được tiền sau đó bạn dùng số tiền đó để ăn chơi hưởng lại, hay tiêu cho các tài nguyên xã hội hoặc là đem đi tích trữ. Tất cả đều cho ra những kết quả khác nhau.
Đỗ Nguyệt Sanh – trùm xã hội đen khét tiếng bến Thượng Hải lúc bấy giờ, từng làm tạp vụ cho Huang Jinrong. Trong một lần tình cờ ông lập được đại công và được vợ của Huang Jinrong thưởng cho 2000 đại dương. Thời điểm đó, đây là một số tiền không hề nhỏ. Thực ra, vợ của Huang Jinrong chỉ là đang muốn thử xem liệu Đỗ Nguyệt Sanh sau này có làm nên trò trống gì hay không. Theo bà suy nghĩ, muốn nhìn tương lai phát triển của một người thì cứ nhìn cách anh ta sử dụng số tiền của mình.

Đỗ Nguyệt Sanh lúc đó cầm lấy số tiền lớn, ông đã không dùng nó để ăn tiêu cũng chẳng cất nó đi mà đem đền đáp cho những người bạn cũ từng giúp mình, đồng thời cũng mua rất nhiều lễ vật để tặng cho một vài “quý nhân” khác. Thực ra, cách làm của Đỗ Nguyện Sanh chính là biến tiền thành tài nguyên xã hội, những ngày tháng oanh tạc sau này của ông, thực ra cũng nhờ vào sự hỗ trợ của anh em bạn bè chí cốt rất nhiều.
Đây chính là một ví dụ điển hình của người biết tiêu tiền. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều biết lấy ơn báo ơn, nhưng trong cuộc sống bạn cần phải tin một điều rằng, chỉ cần bạn đủ trượng nghĩa những người khác chắc chắn sẽ luôn nhớ đến bạn.
So với kiếm tiền, việc giữ được tiền hay không rất quan trọng. Mà muốn xem giữ được tiền hay không còn phải xem bạn tiêu tiền ra sao.
Xem thêm: 3 câu nói của Lão Tử đáng để suy ngẫm: Bài học quý báu dành cho hậu thế
Đọc thêm
Đọc và khắc cốt ghi tâm 10 câu chuyện ngắn dưới đây, ta sẽ càng thấm thía được ý nghĩa cuộc đời và sớm có được thành công như ý.
Đổng Thái Thái được ví là "phiên bản nam của Lý Tử Thất". Anh bỏ tấm bằng thạc sĩ của ĐH Bắc Kinh để bắt đầu lại sự nghiệp từ con số 0. Với bí kíp "không bao giờ bỏ cuộc", giờ đây anh đã trở thành người làm vườn - youtuber nổi tiếng, giàu có.
Bạn có biết vì sao tỉ lệ những người thành công lại thấp không? 13 lý do dưới đây chính là câu trả lời.
Tin liên quan
Muốn thành công phải loại bỏ những kẻ “Loser” ra khỏi đời mình, hãy nhớ câu nói của Jim Rohn “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn thân nhất”.
Thay vì ngồi chờ đến hết năm, nhận lương rồi vội vàng nhảy việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cả tinh thần và kỹ năng để làm điều đó.
Cổ là bộ phận để nâng đỡ đầu, nối liền với cột sống có tác dụng như trụ cột của cơ thể người. Không những vậy chiếc cổ còn giúp bạn có thể nhận biết tính cách và sự thành công của một ai đó. Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.