Sổ tiết kiệm của người mẹ câm – Câu chuyện xúc động đến nhói lòng

“Sổ tiết kiệm của người mẹ câm” là câu chuyện ngắn khiến người đọc không khỏi xót xa. Liệu ở đầy có bao nhiều người con thật sự thấu hiểu tấm lòng cha mẹ...

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Câu chuyện “Sổ tiết kiệm của người mẹ câm”

Xa quê 10 năm, tôi mới về thăm lại nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chuyến đi này rất khác, vì lâu lắm rồi tôi không gặp lại mẹ. Mười năm trước, vì tin vợ tôi đã hiểu lầm mẹ, không chịu về quê thăm bà. Gần đây, hai vợ chồng tôi ly hôn, nhiều chuyện trong quá khứ được đào lên. Điều khiến tôi đau lòng hối hận nhất chính là việc bỏ rơi người mẹ tật nguyền của mình.

Mẹ tôi không may bị câm điếc bẩm sinh. Năm 20 tuổi bà có thai, bố tôi là ai tôi không rõ, ông bà ngoại cũng không biết. Tuy nhiên, thay vì trách móc, ông bà ngoại coi tôi như món quà mà ông trời bù đắp cho đứa con gái thiệt thòi của mình. Dù nhà nghèo nhưng mẹ tôi vẫn quyết cho tôi đến trường học con chữ.

Hàng ngày, bà mò cua bắt ốc, ăn cơm với rau mắm, nhường tôi miếng thịt. Tuổi thơ tôi dù thiếu thốn vật chất nhưng lại tràn ngập tình yêu thương. Cũng may tôi thông minh, sáng dạ nên năm nào cũng được huyện trao học bổng.

So-tiet-kiem-cua-nguoi-me-cam-cau-chuyen-xuc-dong-den-nhoi-long-4

Bốn năm tôi học đại học, mẹ ở quê chắt chiu từng đồng gửi lên cho tôi mua máy tính, giáo trình ngoại ngữ. Mỗi lần về nhà, thấy tay mẹ thêm chai sần, đôi mắt trũng sâu, tôi xót xa trong lòng, tự nhủ bản thân phải kiếm được nhiều tiền để đón mẹ lên thành phố phụng dưỡng.

Sau 5 năm ra trường, tôi mua được nhà, lấy vợ và đón mẹ lên ở cùng. Chẳng ngờ, chung sống được một năm, mọi chuyện bắt đầu rối ren. Vợ tôi con nhà khá giả, căn nhà hai vợ chồng đang ở cũng có một nửa tiền cô ấy đóng góp.

Một lần, vợ tôi kêu mất nữ trang, tôi bảo cô ấy tìm kỹ lại xem có nhầm lẫn hay bỏ quên ở đâu không. Chuyện mất trộm chưa lắng xuống thì đến chuyện cậu con trai 1 tuổi của tôi ngày nào cũng xuất hiện vết bầm tím, vết ngón tay cấu véo. Vợt sụt sịt khóc lóc, cho rằng thằng bé ở nhà cả ngày với bà nội, những vết thâm tím này là do bà gây ra. Người giúp việc chỉ làm theo giờ, lại gắn bó với cô ấy từ ngày chưa lấy chồng. Nên phần lớn mọi điều nghi vấn, trách móc của vợ đều đổ dồn vào mẹ tôi.

So-tiet-kiem-cua-nguoi-me-cam-cau-chuyen-xuc-dong-den-nhoi-long-5

Ban đầu, tôi một mực bênh vực mẹ, thế là vợ chồng tôi ngày nào cũng cãi vã. Mẹ tôi nhìn nét mặt các con, cũng hiểu được đôi phần nên phiền lòng, xách đồ định bỏ về quê. Tôi giữ mẹ lại, không ngờ làm rơi túi đồ, dây chuyền vòng vàng của vợ tôi văng tung tóe. Thế là vợ tôi được thể làm ầm lên, mẹ cũng mắt đỏ hoe, tay không đi khỏi nhà. Từ chỗ bênh vực mẹ, tôi chuyển sang ghét bỏ bà. Tôi thật không ngờ mẹ mình có thể làm ra những việc xấu hổ như thế. Tôi giận mẹ, vợ lại nói thêm vài câu, thế là từ đó tôi không về quê thăm mẹ nữa. Dù bà có nhờ người nhắn tin hỏi thăm tôi cũng chẳng thèm quan tâm lấy.

Cho đến ngày chúng tôi ly hôn vì vợ có người khác, công việc làm ăn cũng đổ bể. Tôi mới chán nản về nhà cũ dọn dẹp đồ để mang sang chỗ ở mới. Thật chẳng ngờ được, tôi nghe được vợ nói chuyện với bạn thân, hóa ra 10 năm trước chính cô ấy là người đánh con và lén bỏ vàng vào túi xách của mẹ chồng nhằm vu oan cho bà, lấy cớ đuổi bà về quê.

So-tiet-kiem-cua-nguoi-me-cam-cau-chuyen-xuc-dong-den-nhoi-long-1

Tôi sững người đứng trước cửa, lúc này chị họ lại gọi điện hẹn gặp. Tôi đến thì chị đưa tôi cuốn sổ tiết kiệm 50 triệu đồng. Chị nói đây là sổ tiết kiệm mà mẹ dành dụm từ tiền bán lợn gà trong nhà để gửi lên cho tôi. Mười năm, tôi bỏ mặc người mẹ tật nguyền nhưng không ngờ đến lúc sa cơ lại nhận được món quà từ bà.

Cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay, lòng tôi đau nhói, cảm giác xấu hổ, hối hận cứ thế ập đến làm tôi không thở được. Tôi tức tốc đón xe về quê, mẹ đã già yếu đi nhiều, đôi mắt đã lòa đi vì khóc nhớ con… Về đến cổng, mẹ tôi ngồi đó, còm cõi, đôi mắt mờ đục hướng ra xa xa. Đến khi tôi khẽ cầm bàn tay bà, đôi mắt đó mới phấn chấn đôi chút. Tôi gục vào lòng mẹ, khóc như một đứa trẻ.

Cả cuộc đời này tôi không thể tha thứ cho chính mình. Tôi mong rằng đừng ai phạm phải sai lầm giống tôi…

Xem thêm: Bậc trí nhân có “3 độ” nhất định phải duy trì: Nhiệt độ, khí độ, phong độ

Đọc thêm

Mới đây, người dân Hà Nội không khỏi bất ngờ khi phát hiện rất nhiều phao cứu sinh mới được lắp đặt dọc theo thành cầu Long Biên. 

Câu chuyện ấm lòng đằng sau 33 chiếc phao cứu sinh bất ngờ xuất hiện trên các cây cầu ở Hà Nội
0 Bình luận

“Mẹ luôn là nguồn sống của con” là một câu chuyện ngắn vô cùng nhân văn, nhờ vào lời nói động viên của mẹ mà người con đã thay đổi cả vận mệnh của mình!

Mẹ luôn là nguồn sống của con – Câu chuyện ý nghĩa nhân văn
0 Bình luận

Muốn thành công phải chấp nhận thất bại, bởi đó là một phần thiết yếu đối với sự thăng tiến của mỗi người. Dù bạn có bị sa thải hay đưa ra một quyết định kinh doanh tồi tệ thì cũng nên nhớ rằng, thất bại không phải là chấm hết!

Ba câu chuyện ai cũng nên đọc để thấy thất bại không phải là “dấu chấm hết”!
0 Bình luận

Tin liên quan

“Bố mẹ mình hay nói dối lắm” là câu chuyện ngắn rất thật cũng rất đời khiến nhiều người xúc động. Bố mẹ không phải không thích ăn ngon, không thích mặc đẹp mà đó là vì ta nên mới buông lời “nói dối”…

Bố mẹ mình hay nói dối lắm – Câu chuyện nhân văn sâu sắc
0 Bình luận

“Giáo sư đi xuất khẩu lao động” là một câu chuyện ngắn ý nghĩa sâu sắc, ở đời một khi đã có tài dù bạn đi đến đâu cũng sẽ được trọng dụng, nhưng bạn cũng phải biết cách nắm bắt cơ hội khi nó đến với mình.

Giáo sư đi xuất khẩu lao động – Câu chuyện sâu sắc đáng suy ngẫm
0 Bình luận

“Đôi bàn tay của người phụ nữ” là câu chuyện ngắn giúp ta nhận ra, có những bàn tay không đẹp nhưng đó lại là bàn tay vàng vun vắn nên cả một tổ ấm gia đình.

Đôi bàn tay của người phụ nữ -  Câu chuyện ý nghĩa nhân văn
0 Bình luận


Bài mới

Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Đề xuất