"Trời đánh tránh bữa ăn" - Câu nói này có nguồn gốc từ đâu?

Trong dân gian có lưu truyền câu nói: "Trời đánh tránh bữa ăn". Vậy câu nói này có nguồn gốc từ đâu? Và nó có hàm ý gì, cho những ai?

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Truyện thần thoại về Thần cai quản Sấm và Sét

Lôi Công, hay còn gọi là Lôi Thần, Lôi sư, là một nhân vật trong truyện thần thoại. Ông là một vị Thần sấm, chuyên cai quản việc cho nổ sấm xuống trần gian.

Ngoại hình của Lôi Công được miêu tả, đó là thân hình vạm vỡ, giống như một lực sĩ; ngực và lưng để trần, ở trên lưng của ông còn có một đôi cánh dài; tay chân thì có móng vuốt như đại bàng. Ông thường đeo bên người rất nhiều trống, hễ đánh trống thì cả bầu trời sẽ dậy vang tiếng sấm.

Thê tử của Lôi Công là Điện Mẫu. Bà còn có tên gọi khác là Kim Quang Thánh Mẫu, Thiểm Điện nương nương. Bà là một vị tiên nữ chuyên trông coi việc đánh sét. Điện Mẫu với hình tượng đoan trang thanh nhã; nên người đời gọi là Điện Mẫu Tú Thiên Quân. Điện Mẫu ngoài việc đánh sét, thì còn tương truyền rằng trong khi bà và Lôi Công cãi nhau, bầu trời cũng sẽ xuất hiện tiếng sấm sét vang dội.

Công việc của Lôi Công và Điện Mẫu trước đây là tạo ra sấm sét. Nhưng từ thời tiên Tần lưỡng Hán, đã có sự thay đổi trong nhiệm vụ của họ. Hai vợ chồng được giao cho việc đó là trừng trị cái ác, tuyên dương điều thiện. "Sấm sét" lúc này có ý nghĩa đó là thay trời hành đạo, trừng trị kẻ ác.

Do vậy, trong Đạo giáo cũng coi Lôi Công và Điện Mẫu là Thần linh. Nhiều miếu thờ và đạo quán có tượng Lôi Công và Điện Mẫu. Người của Đạo gia khi cầu mưa cũng thỉnh nhờ đến sự trợ giúp của 2 vị này.

nguon-goc-cau-noi-nguoi-xua-troi-danh-tranh-bua-an-1

Câu chuyện cổ xưa về khởi nguồn của câu nói

Câu nói "Trời đánh tránh bữa ăn", là biến thể từ câu "Lôi công không đánh người đang ăn cơm".

Nguồn gốc của câu nói này xuất phát từ câu chuyện như sau. Một gia đình nọ có 3 người gồm bố mẹ và con gái. Một ngày, như thường lệ, hai vợ chồng ra đồng làm ruộng. Cô con gái ở nhà nấu cơm. Thương cha mẹ làm lụng vất vả, nên khi vo gạo nấu cơm, cô bé chỉ gạn nước cơm để uống, còn cơm trắng nhường cho cha mẹ đi làm về ăn.

Thế nhưng, cô bé mới vừa uống xong, bầu trời liền xuất hiện một tia chớp, lôi cô bé ra quỳ ở ngoài sân.

Trở về nhà, cha mẹ cô bé thấy con gái quỳ trên đất, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Lúc này, trên trời bay xuống một tờ giấy, nội dung ghi rằng, cô bé không có lương tâm, đã uống hết nước cơm. Bởi vậy trời truyền thư xuống, rằng đợi đến buổi trưa sẽ xử phạt.

Cô bé kể lại sự việc cho cha mẹ nghe. Cha mẹ biết con mình hiếu thảo, nhưng bởi vì thiên mệnh không thể làm trái nên chỉ có thể kiên nhẫn chờ đợi.

Đến bữa trưa, ba người họ cùng nhau ăn cơm. Người cha thương con gái nên đã nhường cơm cho con ăn. Đến trưa, trời bỗng dần dần tối sầm lại. Người cha nghĩ chắc thời khắc đã tới, nhưng họ vẫn còn đang ăn cơm. Bỗng nhiên một trận gió thổi bay tới một tờ giấy, trong đó viết rằng: "Bởi vì thời gian ăn cơm trùng với thời gian xử phạt, nên đã qua giờ xử phạt; Lôi Công không đánh người đang ăn cơm, nên sẽ không trừng phạt cô con gái nữa, cho cô được sống".

Kể từ đó, mọi người truyền tai nhau câu nói: "Lôi Công không đánh người đang ăn cơm". Dân gian tin rằng Lôi Công thay trời hành đạo, nên cũng nói thành câu "Trời không đánh người đang ăn cơm". Về sau người ta rút gọn thành câu: "Trời đánh tránh bữa ăn".

Bài học đáng suy ngẫm từ câu chuyện

Đạo trời xưa nay vốn rất công bằng. Một niệm của con người xuất ra thì là thiện niệm hay ác niệm, ông trời đều có thể nhìn thấy rõ hết. Vì thế, tình cảm của gia đình 3 người nhà họ làm sao mà ông không biết cho được.

Hơn nữa, cha mẹ trong câu chuyện trên khi nhận được văn tự rơi xuống; không lập tức quát mắng con cái mà chỉ hỏi lại con cặn kẽ đầu đuôi. Sau khi hiểu rằng con gái bị oan thì họ lại càng thương con hơn.

Với người có hiểu biết lý lẽ và thiện tâm thì theo đạo trời sẽ không phải bị xử phạt. Cô con gái hiếu thảo đã không phải chết oan dưới tia sét của Lôi Công. Thật ra, đây là câu chuyện bắt nguồn của câu nói "Trời không đánh người đang ăn cơm". Nhưng về hàm ý thì nó vẫn là cái cớ để người ta hiểu ở bề mặt là vậy.

Thông qua câu chuyện này để truyền tải cho con người một thông điệp nhân văn rằng: "Thần Phật uy nghiêm nhưng cũng rất từ bi". Thiện có thiện báo, ác có ác báo, con người không thoát được khỏi luật Nhân quả. Quả báo dù xảy ra trước sau thì đều đã được sắp đặt rất kỹ lưỡng. Làm người cứ dùng thiện tâm mà đối đãi với nhau, thì trời sẽ không phụ bạc người tốt bao giờ.

nguon-goc-cau-noi-nguoi-xua-troi-danh-tranh-bua-an-2

Hàm ý của câu nói "Trời đánh tránh bữa ăn"

Câu nói "Trời đánh tránh bữa ăn" vừa thể hiện sự từ bi của Thần, vừa là một lời nhắc nhở đối với các bậc cha mẹ khi giáo dục trẻ nhỏ.

Văn hóa của người Việt, các thành viên trong gia đình thường cùng ăn cơm với nhau. Bữa ăn cũng là khoảng thời gian để ngồi bên nhau, thể hiện tình cảm, gắn kết tình thân.

Tuy nhiên, trong gia đình hiện đại, nhiều cha mẹ thường cứ vào các bữa cơm lại la mắng và phê bình con cái. Cách giáo dục này đã phá hỏng đi văn hóa bữa cơm gia đình Việt. Điều này còn làm mất đi không khí ấm cúng và vui vẻ của bữa ăn, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Vì vậy, ngày nay người ta thường dùng câu "Trời đánh tránh bữa ăn", với hàm ý chính là để nhắc nhở người lớn rằng "không nên la mắng và đánh trẻ trong bữa ăn". Việc giáo dục con cái cần có lý trí và thiện tâm thì mới đạt hiệu quả.

Xem thêm: Học cách cổ nhân dạy con: Phép tắc khiêm nhường, tu thân tích đức mới tạo ra đại nghiệp

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Tâm đố kỵ, ghen ghét là nguồn gốc sinh ra tham lam và độc ác. Người khác có chuyện tốt, thì nên vui mừng cho họ, cảnh giới này nhất định phải tu dưỡng mới có được.

Người có lòng ghen ghét, tật đố kỵ chính là người đáng thương nhất trên đời
0 Bình luận

Ông nội tôi là người hiền hậu, hay cười, tiếng cười của ông nghe khà khà rất dễ mến. Ông sống một mình trong ngôi nhà thờ họ to lớn ở quê để vừa dưỡng già, vừa chăm sóc hương hỏa các cụ. Ông tự làm lấy mọi việc vì bà nội chúng tôi mất sớm…

'Bất kể cuộc sống thế nào phải sống thật thà, đó mới là khôn ngoan'
0 Bình luận

Xưa kia có vị tú tài tên là Trần Hữu Vọng, nhà ở núi Lĩnh Nam, gia cảnh sung túc đủ đầy, chỉ tiếc rằng con đường quan vận lại gặp cảnh gian truân liên tiếp 5 lần thi cử đều không đỗ.

Người có phúc thì không cần toan tính, người vô phúc tính toán cũng bằng không
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa dạy “Mộ không đầu con cháu nghèo, cáo canh mộ ba đời sang”, vì sao?

Trong phong thủy mộ phần có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hậu thế nên người xưa mới căn dặn con cháu đời sau chú ý đến mồ mả ông bà, tổ tiên.

Đăng Dương
Đăng Dương 21 giờ trước
Mua nhà tặng bố mẹ vợ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi quyết định mua tặng bố mẹ vợ một căn chung cư ngay cạnh nhà mình. Khi biết chuyện, tôi bị cả nhà mắng là “đội vợ lên đầu”. Nhưng họ quên mất rằng, không có bố mẹ vợ thì tôi làm gì có ngày hôm nay.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Vì người già không còn mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta hay nói, “già như trẻ con”. Nhưng khác biệt ở chỗ, trẻ con được sinh ra trong một vòng tay, còn người già dần rời đi khỏi cuộc đời này trong một khoảng lặng.

Đăng Dương
Đăng Dương 3 ngày trước
Bài học làm người - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chúng ta cứ ngỡ mình to lớn có giá trị, nhưng đôi khi chúng ta phải cúi xuống để học những người bình thường mà ta đánh giá thấp này những bài học làm người.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Thăm nhà bạn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thăm nhà bạn ở tuổi ở cái tuổi lục thập hoa giáp thế này mới thấy thấm thía cái bình yên, hạnh phúc thực sự ở đời. Tưởng là dễ những khó vô cùng...

Hải An
Hải An 5 ngày trước
3 món đồ nên cân nhắc kỹ trước khi đặt trong nhà để tránh ảnh hưởng tới vận khí

Phong thủy không cấm nhưng trước khi đặt 3 món đồ này trong nhà bạn nên nghĩ kỹ để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, tinh thần, thậm chí phá vỡ sự hài hòa của không gian sống.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của người mẹ sau 32 năm bán hết tài sản để tìm con mất tích

Chứng kiến cuộc đoàn tụ của mẹ con bà Lý Tĩnh Chi ai cũng xúc động rơi nước mắt. Sau 32 năm ròng rã tìm con mất tích, cuối cùng người mẹ ấy cũng nhận lại được quả ngọt.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
Con gà mái – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Câu chuyện về con gà mái đã dạy chúng ta một điều rằng, những giọt nước mắt rơi trong đám tang không phải là nước mắt đau thương, mà là nước mắt của sự hối tiếc và ăn năn

Hải An
Hải An 18/05
Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 17/05
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 15/05
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 13/05
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/05
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 11/05
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

PC Right 1 GIF
Đề xuất