Người xưa nói "Người có phúc lông chân dày, người vô phúc chân chạy ngược xuôi"
Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao người xưa nói: "Người có phúc lông chân dày, người vô phúc chân chạy ngược xuôi"?

Người có phúc có lông ở chân dày
Với quan niệm: Người có phúc có lông ở chân dày thì có thể được hiểu theo nghĩa đen. Nhưng dưới ảnh hưởng của di truyền, chúng ta đều biết rõ người có lông chân dài hay không đều do gen quyết định, đó là điều tự nhiên.
Vậy chúng ta phải hiểu và vận dụng như thế nào với kinh nghiệm truyền lại của người xưa?

Nếu quan niệm này ở thời hiện đại thì không còn đúng, nhưng ở thời xưa thì thấy rõ được ý nghĩa của nó.
Trong quá trình làm lúa nước, chân của người nông dân thường xuyên bị lấm bùn. Lớp bùn đất dính vào da thịt lên cao rồi đến đầu gối. Sau đó họ phải rửa sạch lớp bùn dính đó lên, Có lúc bùn đất đã khô, khi thì còn ướt. Việc này lặp đi lặp lại nhiều ngày khiến cho chân người nông dân ngày càng ít lông đi.
Chưa bàn đến thời gian lâu dài qua các thế hệ con nhà nông thì việc này thôi cũng đã khiến họ có lượng lông chân ít hơn người khác.
Người có phúc thì lông chân dày, người vô phúc chân chạy ngược xuôi là vì sao? Như đã nói ở trên thì những người thường xuyên làm việc đồng áng sẽ phải làm những công việc mà đa phần người giàu không làm nên lông chân của họ hầu như không có.

Người vô phúc chân chạy ngược xuôi
Vì cuộc sống vất vả nên họ phải làm nhiều hơn để đảm bảo cho cuộc sống này. Chúng ta có thể thấy đạo lý người xưa cho rằng ăn ở phúc đức thì cuộc đời thong thả, ăn ở thất đức thì sớm muộn cũng gặp chuyện không như ý.
Làm người quan trọng nhất chính là sống thật tốt, việc của bạn là cứ lạc quan, trời xanh ắt có sự an bài tốt nhất.
Xem thêm: Người xưa dặn: "Nằm không nằm ngửa, ngồi không dạng chân"
Đọc thêm
Người xưa tin vào nhân tướng học, họ cho rằng, các nét trên gương mặt sẽ quyết định vận mệnh của 1 người. Vậy mới có câu "thà nghèo cả đời còn hơn kém sắc".
"Người khôn sớm chẳng sống lâu" - đây là nhận định của người xưa nhưng đến nay liệu nó còn đúng tuyệt đối hay không?
Vì không hiểu "tiểu phú do nhân, đại phú do thiên" là gì nên chúng ta mải miết đi tìm hư vinh, nỗ lực không đúng chỗ, để rồi cứ quẩn quanh trong nghèo khó, bực bội.
Bài mới

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.