Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Theo dõi

Gió chiều thổi hây hây qua hàng bần ven rạch. Con sông trước nhà ông Sáu lặng như mặt gương, lâu lâu có chiếc xuồng máy chạy ngang, nước dội vào mé bờ kêu lốp bốp. Mấy cái gốc bần trơ rễ bám lấy miếng đất cuối cùng sống lay lắt qua ngày.

Ông Sáu năm nay đã ngoài 70 tuổi, sống một mình trong căn chòi cũ kỳ. Từ ngày vợ mất, con cái lên Sài Gòn lập nghiệp hết, mình ông ở lại giữ đất giữ vườn. Ông giữ miếng đất nhỏ xíu ôm trọn một người cùng ông đi qua nhiều năm tháng, cũng như giữ những  kỷ niệm chẳng ai thèm giữ nữa…

Cái chòi nhỏ chỉ có một bóng đèn dầu le lói treo trên cây sào, đó là thứ ông bật mỗi khi đêm xuống. Hỏi ông sao không gắn điện, ông chỉ cười bảo: “Đèn điện sáng mà lạnh lắm con ơi. Còn đèn dầu nó ấm như hơi bả…”.

Bả chính là bà Sáu, người mất cách đây hơn 10 năm vì trúng gió. Hồi đó ông định bán đất, dắt díu con cháu lên thành phố, nhưng đi được vài hôm ông lại một mình trốn về quê nói “ở trên đó ngộp thở lắm”. Ông Sáu nói vậy thôi chứ từ sâu thẳm lý do chính vẫn là vì ông nhớ bà Sáu.

ngon-den-tren-song-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam-0944

Mỗi tối ông hay ngồi trước hiên nhìn ngọn đèn lung linh soi bóng mình xuống mặt nước rồi lôi cây đàn cò ra, kéo mấy câu vọng cổ mà ngày xưa bà Sáu mê. Có hôm đang kéo, ông bỗng ngừng lại vuốt mắt: “Bả nói chừng nào tui đàn trật một nhịp là bả biết tui nhớ bả…”.

Một hôm nọ có cô gái trẻ ghé ngang. Cô nói mình là  sinh viên trường báo xuống đây tìm nhân vật để viết bài về “những người giữ quê”. Cô hỏi: “Ông ở mình vậy có buồn không?”.

Ông Sáu cười, tay vẫn gác trên đầu dây đàn: “Ở mình thì buồn chớ, mà buồn hoài cũng quen”.

Cô hỏi tiếp: “Thế ông có ước gì không?”.

Ông Sáu nhìn ra dòng sông, chớp mắt chậm rãi: “Có chứ, tui ước bả còn sống. Chiều chiều bả hay nhóm bếp, còn tui ngồi đờn hát vọng cổ. Ngọn đèn nó hắt bóng hai đứa lên vách chòi… giờ thì chỉ còn một”.

Cô gái trẻ im lặng. Gió chiều lùa nhẹ qua mái lá, những sợi tóc lơ thơ che vài giọt nước mắt khẽ rơi. Ông Sáu kể thêm chuyện hồi còn thanh niên chèo xuồng đi hỏi vợ, rồi chuyện đi lính, chuyện chạy lụt,… toàn những chuyện chẳng ai hỏi tới nữa.

Trước khi về, cô sinh viên đưa máy lên chụp cho ông một tấm hình. Ông Sáu quay mặt: “Thôi con, để ngọn đèn thôi, chứ tui già xấu quắc chụp làm gì”.

Cô gái trẻ cười: “Nhưng con muốn người ta thấy có một người vẫn thắp đèn mỗi đêm để nhớ một người không còn nữa”.

Vài tháng sau, ông Sáu nhận được một phong thư. Trong đó có bài báo in hình ngọn đèn dầu chập chờn bên con sông nhỏ với tựa đề: “Có những ngọn đèn, không bao giờ tắt”. Ông ngồi đọc hết bài, rồi lặng lẽ thắp đèn lên sớm hơn mọi ngày.

Đêm đó, ông lại đàn. Nhưng lạ lắm – tiếng đàn tròn và trong như hồi xưa. Giữa ánh sáng leo lét, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười.

“Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Xem thêm: Mẹ nghèo khóc nghẹn vì "hết cửa" vay tiền làm phẫu thuật cứu con ung thu máu

Tin liên quan

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 40 phút trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 21 giờ trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Đề xuất