Món quà vô giá – Câu chuyện nhân văn cảm động

Nhìn bố chơi đùa với cháu trai vui vẻ ngoài sân tôi biết rằng đây chính là món quà vô giá nhất mà tôi đã dành tặng cho ông.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong hôn trường huyên náo, tôi thấy bố ngồi lặng lẽ một góc, lén lau những giọt nước mắt đang tràn ra. Khoảnh khắc bố quay lưng đi, tôi lần đầu nhận ra: “Bố thực sự rất yêu mình!”.

Bố tôi là con cả trong một gia đình thuần nông, lớn lên từ những bữa cơm độn khoai sắn. Bố có một vết bớt đen dài trên má, điều đó khiến bố tự ti nên lúc nào cũng cúi gằm mặt xuống. Mẹ tôi bảo bố là “con ghẻ” trong nhà. Bởi năm xưa khi ra ở riêng, tài sản của bố vỏn vẹn chỉ có căn nhà 3 gian, 1 chiếc đồng hồ và 1 tạ lúa. Trong khi đó, hai người em trai của bố được ông bà nội cho hẳn căn nhà 2 tầng và 1 đàn lợn.

Vậy mà bố chẳng mảy may tị nạnh. Bố bảo hai chú được bố “cắp nách” rong ruổi khắp làng từ những năm bố chỉ mới 4-5 tuổi. Lớn lên cùng nhau, thân thiết đến thế sao phải ganh ghét, tranh giành làm gì cho mất đoàn kết.

Thế nhưng với con cái bố lại nghiêm khắc đến đáng sợ. Ký ức của tôi về bố luôn gắn với những trận đòn đỏ đít khi trốn học đi chơi, trốn ngủ trưa đi tát vét, bắt cá đồng, đi ăn trộm ngô,… Ăn cơm rơi vãi, bị phạt. Tắm xong không giặt quần áo, bị phạt. Đi học điểm kém, bị phạt. Mãi xem tivi không học bài, bị phạt. Với tôi thuở ấy, những ngày bố đi chợ thâu đêm là những ngày tự do và sung sướng nhất.

Bố từng khiến tôi áp lực đến nghẹt thở. Anh chị tôi học kém, học hết lớp 12 là ra đời bươn chải. Bao nhiêu kỳ vọng cứ thế bố đổ dồn lên đứa con gái út là tôi. Năm lớp 9 bố cho tôi một cái tát “cháy má” vì không phân biệt được trục tung, trục hoành. Năm lớp 10 bố ném hết sách vở của tôi xuống bếp vì tôi cúp tiết đi chơi. Tôi từng nghĩ cuộc đời mình bất hạnh vì bị bố kiểm soát, gò ép đủ đường.

mon-qua-vo-gia-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Rồi một đêm nọ, trong cơn say rượu, bố loạng choạng bước vào phòng tôi giọng trầm buồn nói: “Con không đỗ đại học, chắc bố cúi gằm mặt cả đời”. Đêm đó, tôi khóc ướt gối. 16 năm cuộc đời, đó là lần hiếm hoi tôi nhìn thẳng vào vết bớt đen trên gương mặt bố. Vết đen theo năm tháng lại càng đen hơn, nhăn lại, khiến khuôn mặt bố trở nên đáng sợ… nhưng cũng đáng thương vô cùng. Kể từ đó, tôi học bằng cả tính mạng, không dám sao nhãng một giây nào. Cuối cùng tôi cũng đỗ vào ngành báo chí theo nguyện vọng.

Ngày chở tôi xuống Hà Nội nhập học, bố hào hứng nói chuyện rôm rả suốt quãng đường. Khi ra về, bố nhìn vào chiếc hòm sắt bảo: “Cái hòm nặng quá, vài bữa nữa ổn định chỗ ở thì con bỏ đi, khỏi vác đi vác lại chi cho nặng”. Tấm lưng gầy gò của bố khiến lòng tôi nặng trĩu. Suốt 4 năm đại học, dù khó khăn đến đâu bố cũng không chậm tiền học phí, tiền sinh hoạt của tôi một tháng nào. Bố bảo mẹ: “Khoản đó là cố định, chỉ được thừa, chứ không được thiếu”.

Tôi ra trường, đi làm, có công ăn việc làm ổn định. Năm 27 tuổi, tôi quyết cưới một chàng trai mà bố không thích mấy, đơn giản vì ông không muốn con gái lấy chồng xa. Nhưng có lẽ, chẳng ai hiểu tôi bằng bố. Biết tôi thuộc tuýp người “đã thích là sẽ làm” có nói cũng chẳng cản được, bố chỉ bảo: “Người là do con chọn, sướng khổ con tự chịu”.

Ngày đưa tôi về nhà chồng, bố chẳng nói chẳng cười. Ai cũng bảo, bố ghét rể mới nên mới bày ra bộ mặt nghiêm trang như vậy. Nhưng tôi biết bố chỉ vì không nỡ xa con gái mà thôi. Cô con gái út bố đặt bao kỳ vọng, cho bố được “nở mày nở mặt” theo cách bố mong, cuối cùng cũng rời xa bố xây dựng tổ ấm nhỏ của riêng mình.

Tôi giờ đã làm mẹ, đã hiểu thế nào là “sinh con ra mới hiểu lòng cha mẹ”. Bố bước sang tuổi 62, lưng còng hơn, tóc bạc hơn, da cũng nhăn nheo hơn. Thế nhưng, tôi đã thấy bố cười nhiều hơn trước. Từ xưa đến nay bố luôn bị gọi là “ông kẹ”, thường được hàng xóm lôi ra để dọa con, dọa cháu nhưng lạ một điều, cậu con trai út của tôi yêu ông ngoại vô cùng.

Mỗi lần về quê nhìn hai ông cháu chơi đùa vui vẻ với nhau, tôi lại tự tin rằng, có lẽ, khoảnh khắc chính là món quà vô giá tôi dành tặng cho bố.

Xem thêm: Lần cuối được gặp ba – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đọc thêm

Ai cũng nghĩ tôi lấy chồng giàu sung sướng lắm nhưng đó chỉ là thứ bên ngoài, họ đâu thấu hiểu được nỗi niềm bên trong. 

Lấy chồng giàu – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Bố tôi cứ nhận lương hưu về là lại đi chia tiền khắp xóm. Điều này khiến anh em tôi không mấy hài lòng, cho tới khi nghe được lời giải thích của bố chúng tôi mới biết mình đã sống quá ích kỷ.

Chia tiền khắp xóm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Sao bao chuyện xảy ra, đến tận bây giờ con mãi vẫn không hiểu nổi, tại sao cùng là phụ nữ mà mẹ lại không thương con gái?

Sao mẹ không thương con gái? – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Chúng ta có thể nhìn thấu một người khi họ tức giận, mất đi ý chí. Lúc này, họ sẽ bộc lộ rõ nội tâm của bản thân.

Cổ nhân nói: Muốn thấu bản chất người quân tử hay kẻ tiểu nhân, hãy quan sát 1 điểm này
0 Bình luận

Cổ nhân xưa tin rằng, cuộc sống quá no đủ sẽ khiến các thành viên trong gia đình nhụt chí, lười phấn đấu.

Cổ nhân dặn: Trong nhà có 3 thứ này, trẻ thì bất hạnh, già thì thê lương
0 Bình luận

Cổ nhân khuyên hậu nhân nên lưu ý khi gặp những người quá khiêm tốn như dưới đây.

Cổ nhân nói: Người khiêm tốn trong 3 phương diện này thường không hề đơn giản
0 Bình luận


Bài mới

Trái đắng tuổi xế chiều – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở tuổi xế chiều, tôi sống trong sự lạnh nhạt và oán hận của con gái vì tôi từng ép con bé phải học hành chăm chỉ, giỏi giang trong khi đó lại thoải mái nuông chiều con trai út.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 15 giờ trước
Người xưa dặn: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt

Từ những quan sát ở đời sống mà người xưa đúc kết ra nhiều kinh nghiệm quý, trong đó có câu: Nửa đêm nghe 4 tiếng kêu, người lao đao, tiền của hao hụt.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 19 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'không hứa khi vui, không nói khi giận, không than khi buồn'?

Người xưa cho rằng, muốn sống hạnh phúc thì nên biết 3 không: không hứa khi vui, không nói khi giận và không than khi buồn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Thức ăn thừa – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi sẽ không ngại khi nhận “thức ăn thừa” của hai bác dù đã biết sự thật. Bởi đó là sự tử tế, tình yêu thương mà hàng xóm đã dành cho chàng trai trẻ xa quê như tôi.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Vì sao 'đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'?

Người xưa có lời răn dạy: 'Đàn ông sợ sinh năm Dậu, phụ nữ sợ sinh năm Mùi'. Vì sao lại thế?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Cha dượng của tôi – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chưa kịp hưởng hạnh phúc bên vợ và con gái đầu lòng, ba tôi được lệnh chuyển sinh hoạt nằm vùng ở nội đô Sài Gòn dưới vỏ bọc một thương gia. Từ đó ba má tôi người Nam kẻ Bắc, những lời nhắn nhủ cũng thưa dần…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói: Gương mặt có 3 nét cao là phúc tướng giàu có

Theo người xưa, ai sở hữu gương mặt có đủ 3 nét này sẽ là phúc tướng, cuộc đời giàu sang, phú quý. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Mùi hương tử tế - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thỉnh thoảng có người lại hỏi: “Ở đây thơm thế, là mùi gì vậy nhỉ?”. Tú lại mỉm cười bảo: “Là mùi hương của một người từng dạy tôi sống tử tế”.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa không thắp hương quả mít dù chúng rất ngon ngọt vàng đẹp?

Quả mít chín vàng thơm ngon là thực phẩm được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng người xưa lại kiêng kỵ không thắp hương bằng mít. Vì sao vậy?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Đề xuất