Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.
Giờ mẹ tôi là người an nhàn. Đừng nghĩ tất cả những người cao tuổi, đã nghỉ hưu đều an nhàn. Không ít người cao tuổi vẫn phải ngày đêm mưu sinh hoặc có tiền, có của, con cháu đầy nhà nhưng vẫn vất vả nghĩ suy.
Mẹ tôi thì khác, bà an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.
Ngày xưa mẹ cũng vất vả như bao người phụ nữ cùng thời, một nách ẵm bồng, chăm sóc 7 đứa con. Tất cả kinh tế gia đình đều trông hết vào bố tôi, người đàn ông chịu thương chịu khó làm ăn, ăn lộn. Ông không nề hà bất cứ việc gì, dù có gian khổ, vất vả đến đâu ông cũng chịu được miễn là có tiền để nuôi gia đình.
Bố tôi là người hào phòng, cứ có tiền là ông phải tiêu cho bằng hết. Hào phóng với vợ con, hào phóng với thiên hạ và dĩ nhiên, ông hào phóng cả với chính mình. Người như thế thì làm sao giữ được tiền. Cho nên cả cuộc đời làm vợ bố, mẹ tôi cứ phải chắt chiu, dè sẻn từng đồng.

Cả đời mẹ tôi chưa từng buôn to, bán lớn. Mẹ chỉ làm kẽo kẹt rồi lăn lưng sau giờ làm, bên cái máy khâu với một đống hàng gia công chất cao như núi. Thế mà mẹ vẫn nuôi cả đàn con thơ ăn học nên người. Con cái đông là thế mà dù thời chiến hay thời bao cấp khốn khó vẫn chưa từng bị đứt bữa, không đứa nào phải chịu cảnh nghỉ học giữa chừng.
Cái gì mãi cũng thành quen, cái tính chắt chiu, dè sẻn của mẹ tôi cũng vậy. Chẳng ai nghĩ mẹ có tiền, có vàng, có của chìm của nổi cả. Vì chắt chiu bao nhiêu mẹ cũng bỏ ra hết để nuôi các con ăn uống, rồi lo cho chúng nó học hành.
Vậy mà, một ngày đẹp trời nọ mẹ bỗng mở hào bao chia cho mỗi đứa 2 chỉ vàng. Riêng tôi, đứa con ở xa được mẹ cho tận 4 chỉ.
Vàng đang lên giá cao chất ngất, 4 chỉ là cả một đống tiền chứ đâu phải ít. Nhưng lớn hơn cả tiền bạc, quý hơn cả vàng chính là tấm lòng của mẹ. Phải chắt chiu bao nhiêu năm tháng, phải đổ bao nhiêu mồ hôi công sức mẹ mới có được chừng ấy chỉ vàng làm quà cho con.
Tôi mang 4 chỉ vàng mẹ cho ra đánh thành một cái nhẫn kỷ niệm. Thay vì chữ Tài – Lộc, tôi khắc lên mặt nhẫn một chữ “MẸ” được viết hoa thật to với tất cả sự kính yêu của mình.
Xem thêm: Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tin liên quan
Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.
Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.
Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.