Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.
Hơn 10 năm trước, khi tôi còn là trưởng phòng tín dụng của một chi nhánh ngân hàng. Một sáng nọ, tôi tiếp một gia đình gồm mẹ, con gái và con rể. Bà mẹ trình bày muốn thế chấp căn nhà mặt tiền ở quận 5, TP.HCM để vay 3 đỉ đồng đưa cho vợ chồng con gái mở nhà hàng.
Tôi xem sổ hồng thì thấy căn nhà ấy có mình bà đứng tên. Bà nói chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi đứa con gái duy nhất từ lúc mới chập chững biết đi đến giờ, tiền cho thuê mặt bằng trước nhà là tài sản duy nhất của bà.
Hỏi về phương án kinh doanh thì người con rể thao thất bất tuyệt về số lợi nhuận sẽ thu được khi mở nhà hàng, nhưng không chứng minh được sẽ kiếm số lợi nhuận đó bằng cách nào và việc sử dụng 3 tỷ đó vào khoản nào cũng không được liệt kê rõ ràng.
Tôi nghe qua câu chuyện thì tế nhị mời bà mẹ vào phòng làm việc riêng, đề nghị bà không trực tiếp đứng tên cho vay mà chỉ bảo lãnh bằng tài sản căn nhà cho vợ chồng con gái đứng tên vay và họ phải có phương án kinh doanh cụ thể.

Tôi giải thích với bà rằng, nếu vợ chồng con gái đứng tên tay đến hạn không trả nợ được, dù có phải bán nhà trả nợ thay bà vẫn có đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu vợ chồng con gái có nghĩa vụ trả lại tiền cho bà. Còn nếu như chính bà đứng tên vay, rồi lấy khoản tiền đó đưa cho vợ chồng con gái, mà hai người không trả lại thì xem như bà mất trắng căn nhà. Thậm chí, bà còn có thể mất luôn con gái, con rể vì nếu cứ nằng nặc đòi nợ. Mà ở tuổi này bà có thể làm gì khi tứ cố vô thân, không con cái, không nhà cửa, không có nguồn thu nhập.
Bà mẹ ngồi im một lúc rồi bão sẽ về suy nghĩ kỹ lại. Hai hôm sau, bà gọi điện cho tôi, giọng nghèn nghẹn. Bà kể ngay khi bà mới ướm lời sẽ bảo lãnh vay thì vợ chồng con gái liền lớn tiếng phản đối. Đau lòng hơn cả là con rể của bà lên án bà là đồ tráo trở, lúc đầu đồng ý đi vay để đưa tiền cho họ làm ăn, giờ lại lật lọng. Con gái bà, đứa con mà bà cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa suốt 20 năm qua cũng a dua theo chồng, bảo nếu bà làm như thế sẽ không nhìn mặt nữa.
Đến khi kể hết mọi chuyện, bình tĩnh lại, bà cảm ơn tôi vì nhớ có tôi bà mới có cơ hội “sáng mắt”. Bà cho biết sẽ không cho vay tiền hay bảo lãnh gì cho vợ chồng con gái nữa, bởi nhìn cái viễn cảnh trước mắt bà đã có thể đoán được cái kết đằng sau…
Làm ngân hàng, điều tối kỵ nhất là chuyện “xiết nhà” khi con nợ không trả tiền được. Cái đó bất nhẫn và thất đức lắm. Mỗi một món vay là một phận người, vậy nên cần phải cân nhắc vì tiền vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể là cao dao hai lưỡi gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.
Tôi chia sẻ câu chuyện ở đây là vì muốn các bậc làm cha làm mẹ có thể suy nghĩ kỹ càng hơn, cảnh giác hơn để không phải gặp thảm cảnh ở cái tuổi gần đất xa trời…
Xem thêm: Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Tin liên quan
Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.
Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.
Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.