Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 19 giờ trước
Theo dõi

Ở tuổi 46, chị Oanh vẫn lặng lẽ gắn bó với một gia đình khá giả giữa phố thị ồn ào. Công việc hằng ngày của chị xoay quanh cơm nước, giặt giũ, lau dọn nhà cửa và chăm sóc bé Thỏ - cô con gái nhỏ của cặp vợ chồng trẻ Toàn và Huyền. Bé Thỏ mới hơn 2 tuổi, lanh lợi và rất hay cười.

Ngày nào cũng thế, tiếng gọi “bà Oanh ơi” vang lên trong trẻo như tiếng chuông gió khiến trái tim khô khốc vì mưu sinh của chị dịu lại. Chị Oanh bảo, ban đầu chị chỉ định làm tạm vài tháng, kiếm ít tiền rồi về quê. Nhưng rồi, lòng người ấm áp quá khiến cho cái tình nặng hơn dự định ban đầu. Vợ chồng Huyền đối đãi với chị Oanh như người nhà, thấy chị ho là vội pha cốc nước gừng mật ong dúi vào tay chị. Còn Toàn thì điềm đạm, chưa một lần lớn tiếng, nạt nộ chị. Ba năm trôi qua, chị Oanh thành một phần âm thầm trong tổ ấm nhỏ ấy.

Nhưng cuộc đời nào dễ dàng như thế. Ở quê, mẹ chị Oanh đã ngoài 80 tuổi, yếu lắm rồi. Trước kia bà còn minh mẫn, hay gọi điện thoại cho chị trò chuyện mà giờ cả tháng chẳng thấy cuộc gọi nào, bà hay quên, đi lại cũng chậm chạp hơn. Mẹ chị Oanh sống cùng anh chị cả, nhưng họ đối đãi với mẹ như người dưng. Có hôm, chị Oanh gọi điện về, vừa nghe giọng con gái mẹ chị đã khóc, bảo trời lạnh mà không ai chịu mua cho chai dầu gió. Nghe xong, tim chị nhói buốt.

nguoi-giup-viec-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam-2-1045

Thế rồi tai họa ập đến, một người trong xóm gọi lên bảo mẹ chị Oanh bị ngã trong bếp, nằm đó tới tối muộn mới được phát hiện. Anh trai chị đi nhậu, chị dâu đi làm tăng ca nên chẳng ai hay biết. Hàng xóm tốt bụng đưa mẹ chị vào viện, nhưng tiền viện phí vẫn chưa có người đó.

Nghe tin, chị Oanh bỏ hết lại công việc, bắt xe về quê trong đêm. Chị lặng người khi thấy mẹ nằm trên giường bệnh, khuôn mặt nhăn nheo, hốc hác. Thấy con gái, bà cố gượng nắm tay như bám víu vào chút hơi ấm cuối cùng còn sót lại.

Chị biết, không thể để mẹ ở quê được nữa. Nhưng lên thành phố thì biết ở đâu? Chị chỉ là người giúp việc, sống nhờ trong nhà người ta. Dù vợ chồng Huyền rất tốt, nhưng ai lại muốn cho một người già bệnh nặng , chẳng phải ruột thịt vào ở nhà mình. Lên thành phố, đêm nào chị cũng trằn trọc nghĩ cách mở lời.

Một chiều nọ, điện thoại chị Oanh đổ chuông, chị cầm lên xem là số chị dâu. Vừa bắt máy, giọng cáu kỉnh liền vang lên: “Chị chăm bà mãi không nổi. Suốt ngày lẩn thẩn, lại còn đòi về quê ngoại. Nhà có trẻ con, bà cứ dỗi, làm mình làm mẫy hoài. Em tính sao thì tính!”

Oanh cúp máy, bàn tay run rẩy suýt cắt vào da. Chị đứng lặng trước nồi canh đang sôi, nước mắt không rơi nhưng lòng đau như bị ai xát muối.

Tối đó, sau bữa cơm, chị đứng trước cửa phòng khách, ngập ngừng mãi rồi mới dám lên tiếng: “Cô Huyền… chị có chuyện muốn xin phép”

Rồi chị kể hết, giọng nhỏ dần như sợ làm phiền. Câu chuyện dứt, không gian lặng đi một nhịp. Huyền ngồi im, rồi bất ngờ nắm tay Oanh: “Em hiểu nỗi khổ của chị. Nhưng em không thể để mẹ chị lên ở cùng nhà được, mong chị thông cảm cho em. Chị có thể đón bà lên thành phố, rồi thuê phòng trọ gần đây. Em sẽ hỗ trợ tiền thuê phòng. Ban ngày chị cứ chăm mẹ, chiều tới thì sang nhà trông bé Thỏ, rồi làm công việc nhà như bình thường. Tối thì về ngủ với bà. Lương em vẫn giữ nguyên cho chị.”

Chị Oanh lặng người, mắt cay xè. Giọng khẽ khàng mà thấm đẫm biết ơn: “Như thế là quá tốt rồi, em à. Chị không mong gì hơn… chị đội ơn vợ chồng em nhiều lắm!”

Hôm sau, Oanh thu xếp về quê đón mẹ lên. Một phòng trọ nhỏ, chừng hơn mười mét vuông, nhưng có đầy đủ ánh sáng, có bát cháo nóng hổi và bàn tay ấm áp của con gái. Bà cụ mỉm cười, một nụ cười hạnh phúc lần đầu tiên sau nhiều tháng.

Người mẹ già nằm đó, trong căn phòng trọ bình yên cuối đời. Còn chị Oanh, mỗi sáng lại rời phòng, bước vào ngôi nhà nơi mình đã, đang và sẽ gắn bó, lòng nhẹ tênh vì biết mẹ mình cuối cùng cũng được sống như một con người có giá trị.

Xem thêm: Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Hải An
Hải An 6 ngày trước

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 7 ngày trước
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

Người xưa dặn: Đặt 1 trong 5 vật ở cửa ra vào, gia đình bình an, phú quý kéo đến

Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?

Con có về không? - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhà hàng xóm tưng bừng làm cỗ đón con trai, con gái về chơi dịp lễ. Mẹ sốt ruột cứ ra ngõ ngóng chờ, lòng cứ tự hỏi, không biết con có về không?

Thanh Tú
Thanh Tú 03/05
Cổ nhân dạy: 'Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt'

"Thánh nhân dạy vì bụng không vì mắt" - triết lý sâu xa của cổ nhân, ai hiểu được thì giàu sang phú quý kề cận. 

 Mẹ muốn tái hôn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngày mẹ còn trẻ, phơi phới thanh xuân sao không lấy chồng. Giờ đầu hai thứ tóc lại đột ngột muốn tái hôn?

Hải An
Hải An 02/05
Người xưa nói: Gia phong tốt vượng ba đời

"Gia phong tốt vượng ba đời" - chỉ cần duy trì 2 thói quen này, cuộc sống sẽ ngày càng thịnh vượng. 

PC Right 1 GIF
Đề xuất